Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Giáo án Toán, Tiếng Việt 2 trọn bộ. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có… để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
  • Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
  • Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.
  • HS: Sách giáo khoa. Bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS

1. Khởi động:

Chơi trò Máy ảnh thân thiện.

- GV hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.

+ GV mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”.

+ GV đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động:

? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào?

? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào?

- GV cho hs xem một số bức ảnh thật

GV Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu bản thân

- YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi:

+ Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay… nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi?

+ Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không?

- GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh.

*Hoạt động 2: Em muốn thay đổi.

- GV hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý:

+ Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì?

+ Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì?

- Gv nhận xét, chốt

+ Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa?

+ Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS.

GV Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn

- YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý:

+ Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh.

+ Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết.

- Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp.

+ GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp - HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì?

− GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp.

- Gv nhận xét, đưa kết luận: Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn album ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ.

- HS quan sát, chơi TC theo HD.

+ 1- 2 nhóm HS lên chơi trước lớp.

(HS có thể thay đổi vai cho nhau)

+ HS nối tiếp nêu

- HS nối tiếp trả lời.

- HS chia sẻ theo nhóm bàn.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS đồng thanh đọc to.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.

- Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện.

+ 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên

- HS thực hành trước lớp

- Nhận xét, bổ sung ý kiến.

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo

Chủ đề 1: Em và mái trường mến yêu

Mục tiêu:

  • Chỉ ra được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân
  • Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
  • Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

Tuần 1

SHDC: Tham gia lễ khai giảng

  • Gợi ý:
  • GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
  • GV đặt câu hỏi: Khi tham gia Lễ khai giảng, em thích nhất điều gì?

SHTCĐ

HĐ 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể...”

- GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.

HĐ2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân

1. Chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của các bạn trong tranh.

  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: Các nhóm quan sát tranh trang 6, thảo luận và chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.
  • GV yêu cầu các nhóm trình bày – Nhận xét

2. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.

  • Gv đặt câu hỏi: Em đã làm những việc gì để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ?
  • GV chốt và chuyển ý.

SHL: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,...

  • Gợi ý:
  • GV gợi ý cho HS đưa cho các tiêu chí để trở thành lớp trưởng/ lớp phó/ tổ trưởng.
  • GV khuyến khích HS đề cử/ tự đề cử vào các vị trí Cán bộ lớp.
  • GV tổ chức cho HS bầu chọn: Phát cho mỗi em một bông hoa. HS bầu chọn cho ai thì bỏ hoa vào vị trí của bạn đó.

Tuần 2

SHDC: Tham gia học tập nội quy nhà trường

  • Gợi ý:
  • GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
  • GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
  • Mời đại diện mỗi khối/ mỗi lớp
  • Lần lượt nêu 1 điều trong nội quy của nhà trường
  • GV chốt và hướng dẫn HS ghi nhớ nội quy của nhà trường

SHTCĐ

HĐ3: Tìm hiểu những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.

  • GV tổ chức cho HS khai thác nội dung của 4 bức tranh trang 8.
  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi cho từng bức tranh: Những việc này mang đến cho con lợi ích gì?
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
  • GV chốt và chuyển ý.

HĐ4: Đề xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân

  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và phát cho các nhóm bảng nhóm có in sẵn sơ đồ tư duy với yêu cầu: Để xây dựng hình ảnh bản thân, con cần làm gì?
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
  • GV chốt ý.

SHL: Tham gia xây dựng nội quy lớp học.

  • GV yêu cầu HS nhắc lại một số điều trong nội quy của nhà trường.
  • GV chuyển ý để hướng dẫn HS lập nội quy lớp.
  • GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi nhóm được phát hình ảnh 1 cây xanh và 5 quả táo với yêu cầu: Ghi nhận điều mà chúng ta cần thực hiện khi vào lớp/ trường.
  • Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
  • GV tổng hợp và hình thành nội quy của lớp.

Tuần 3

SHDC: Tham gia các hoạt động vui trung thu của nhà trường

  • Gợi ý:
  • GV mở bài hát Chiếc đèn ông sao (hoặc bài hát có nội dung liên quan) cho HS đoán tên bài hát.
  • GV giới thiệu về Đêm trung thu và đặt câu hỏi:
  • Đêm trung thu là khi nào?
  • Món đồ chơi mà trẻ em thường sử dụng vào đêm trung thu là gì?
  • Vào đêm trung thu thường có các nhân vật nào?
  • GV phát động các Hội thi của nhà trường.

SHTCĐ

HĐ5: Lập bảng theo dõi việc làm của em để xây dựng hình ảnh bản thân

  • GV giới thiệu Bảng tự theo dõi việc làm cho HS.
  • GV phát cho mỗi HS một bảng theo dõi (chưa có nội dung) và yêu cầu: Dựa vào các việc làm mà em đã nêu ở bài học trước, hãy tự điền các việc cần làm vào Bảng tự theo dõi của mình.
  • GV hướng dẫn HS thao tác tại nhà và yêu cầu các em mang theo vào tuần sau.

HĐ6: thực hành giao tiếp phù hợp với bạn bè.

1. Quan sát và thảo luận về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.

  • GV giới thiệu 3 bức tranh ở trang 11 và hướng dẫn HS khai thác nội dung các bức tranh.
  • GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.
  • Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét
  • GV chốt và chuyển ý.

2. Sắm vai xử lý tình huống trên.

  • GV yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 3 bức tranh và thực hành sắm vai xử lý tình huống trong tranh.
  • Các nhóm thực hành – Nhận xét
  • GV chốt ý.

SHL: Tham gia vui trung thu ở lớp.

  • GV kể câu chuyện Sự tích Đêm trung thu và giúp HS hiểu ý nghĩa Đêm trung thu.
  • GV tổ chức cho HS hát các bài hát về Trung thu

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC

Sau chủ đề này, HS nắm được:

  • Cư xử phù hợp khi giao tiếp với bạn.
  • Thể hiện được lòng biết ơn với thầy giáo, cô giáo.
  • Thực hiện nền nếp học tập và rèn luyện bản thân phù hợp với lứa tuổi.
  • Tìm hiểu được hoạt động của câu lạc bộ theo sở thích trong nhà trường.

TUẦN 1 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • HS được tham gia các hoạt động văn nghệ để chào mừng năm học mới.

2. Năng lực

Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng.
  • Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng
  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với GV

  • Phối hợp kiểm tra các phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống,…
  • Nhắc HS mặc đúng đồng phục, trang phục biểu diễn.

Đối với HS:

  • Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng.
  • Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác.
  • Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với các hoạt động chào cờ.

b. Cách tiến hành: GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS được tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng năm học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV giới thiệu với HS: Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mùa thu – mùa khai trường.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của ngày tựu trường và mời một số HS lên trước sân khấu, trả lời các câu hỏi:

+ Trong thời gian nghỉ hè em đã làm những gì?

+ Em có mong đến ngày tựu trường không? Vì sao?

+ Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới thế nào?

- GV nhấn mạnh một số hoạt động học tập, rèn luyện khi bước vào năm học mới.

- HS chào cờ.

- HS lên sân khấu, phát biểu cảm xúc của mình và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 Cả năm!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 538
  • Lượt xem: 3.854
  • Dung lượng: 20,5 MB
Tìm thêm: Giáo án lớp 2
Sắp xếp theo