Soạn bài Đồng dao mùa xuân - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 40 sách Kết nối tri thức tập 1

Đến với “Đồng dao mùa xuân”, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Đồng dao mùa xuân.

Soạn bài Đồng dao mùa xuân
Soạn bài Đồng dao mùa xuân

Nội dung tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi chuẩn bị bài. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Đồng dao mùa xuân

Trước khi đọc

Câu 1. Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ , ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.

- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ , ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em: Một thể thơ ngắn gọn, hàm súc.

- Một số bài thơ bốn chữ như: Con chim chiền chiện (Huy Cận), Lượm (Tố Hữu), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)...

- Cảm xúc về bài thơ Lượm (Tố Hữu): Đến với bài thơ “Lượm”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Nhân vật này khiến chúng ta cảm thấy yêu mến và cảm phúc biết bao.

Câu 2. Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ là những con người giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất dũng cảm, gan dạ.

Đọc văn bản

Câu 1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.

  • Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn
  • Vần thơ: vần chân (lính - bình, diều - chiều, lửa - nữa, xanh - lành, gian - ngàn, lành - xanh)
  • Nhịp thơ: 2/2

Câu 2. Hình ảnh người lính trong những năm máu lửa.

Hình ảnh người lính “chưa một lần yêu, cà phê chưa uống, vẫn còn mê thả diều”: Người lính còn trẻ tuổi, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống nhưng đã lên đường để bảo vệ đất nước.

Câu 3. Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.

Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả ở một mình với chiếc ba lô con cóc, làn da xanh xao bởi cơn sốt rét rừng, nhưng nụ cười thì hiền lành.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu tác dụng của cách chia đó?

- Bài thơ gồm có 9 khổ, đa số các khổ đều có bốn dòng thơ, riêng khổ 1 có 3 dòng, khổ 2 có 2 dòng.

Câu 2. Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

  • Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn
  • Vần thơ: vần chân (lính - bình, diều - chiều, lửa - nữa, xanh - lành, gian - ngàn, lành - xanh)
  • Nhịp thơ: 2/2

Câu 3. Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?

Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Đến khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa.

Câu 4. Hãy tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?

  • Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính khi mới vào chiến trường: chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều.
  • Những chi tiết khắc họa hình ảnh người lính khi đã hy sinh: chiếc ba lô con cóc; làn da xanh xao; nụ cười thì hiền lành; anh ngồi lặng lẽ; anh ngồi rực rỡ mắt như suối biếc

=> Hình ảnh người lính hiện lên với đặc điểm: tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.

- Tình đồng đội gắn bó thể hiện qua câu thơ “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo”, đó là sự chia sẻ hy cùng chiến đấu, hay sự xót xa và nuối tiếc khi chứng kiến đồng đội hy sinh.

- Tình cảm nhân dân dành cho người lính thể hiện qua câu thơ “Dài bao thương nhớ/Mùa xuân nhân gian”, đó là nỗi nhớ thương, mong chờ dành cho những người lính.

Câu 6. Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?

- “Đồng dao”: là thể loại thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

- “Mùa xuân”: Mùa bắt đầu của một năm, gợi lên sức sống mãnh liệt của vạn vật.

- Nhan đề “Đồng dao mùa xuân” mang nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước. Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi, thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Viết kết nối với đọc

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.

Gợi ý: 

- Mẫu 1: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

- Mẫu 2: Nguyễn Khoa Điềm có nhiều bài thơ hay, Đồng dao mùa xuân là một trong số đó. Đến với bài thơ này, chúng ta đã thấy được hình ảnh người lính hiện lên đầy chân thực. Rời xa quê hương, vào chiến trường tham gia chiến đấu, người lính khi đó vẫn “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Họ vẫn là những chàng thanh niên trẻ tuổi, hồn nhiên và chưa có nhiều trải nghiệm. Nhưng dù vậy, khi bước chân vào chiến trường, đối mặt với bom rơi bão đạn, người lính đó vẫn dũng cảm, mạnh mẽ chiến đấu mà chưa một lần sợ hãi. Họ mang trong trái tim nhiệt huyết của lí tưởng cách mạng. Để rồi đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Tác giả đã bất tử hóa hình tượng người lính, họ đã trở thành mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của đất nước, sống mãi với thời gian. Chúng ta đọc bài thơ mà thêm ngưỡng mộ, trân trọng những người lính cụ Hồ.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
66
  • Lượt tải: 101
  • Lượt xem: 41.287
  • Dung lượng: 38,5 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lien nguyen thi
    Lien nguyen thi

    hay😃

    Thích Phản hồi 29/09/22