Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 103 - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 103 sách Kết nối tri thức tập 1

Để giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài 4, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Củng cố, mở rộng trang 103.

Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 103)
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 103)

Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 7. Mong rằng với nội dung bên dưới sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho quá trình ôn tập và chuẩn bị bài.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 103 - Mẫu 1

Câu 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn của các văn bản:

Mùa xuân nho nhỏ

Gò Me

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Tình yêu đất nước, khát khao được cống hiến.

Tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương.

Biện pháp tu từ nổi bật

Ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ…

So sánh, liệt kê…

Hình ảnh đặc sắc

Hình ảnh giàu tính biểu tượng: bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện, con chim hót, một cành hoa, mùa xuân nho nhỏ…

Hình ảnh thiên nhiên: con đê cát đỏ, lúa nàng keo, ao làng trăng tắm mây bơi, me non cong vắt, lá xanh như dải lụa…

Hình ảnh con người: điệu hát cổ truyền, cắt cỏ chăn bò…

Câu 2. Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…)

- Một số bài thơ như: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Quê hương (Tế Hanh), Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân)...

- Nhận xét: Bài học đầu cho con (Đỗ Trung Quân)

  • Thể thơ: Sáu chữ
  • Hình ảnh gần gũi, quen thuộc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ…
  • Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “Quê hương là…” khẳng định quê hương bắt nguồn từ những điều thật giản dị, nhưng gắn bó với con người; So sánh “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi”: Quê hương cũng giống như người mẹ, cho thấy vai trò của quê hương rất quan trọng với con người.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 103 - Mẫu 2

Câu 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn của các văn bản:

Mùa xuân nho nhỏ

Gò Me

Tình cảm, cảm xúc của tác giả

Tình yêu quê hương, đất nước và khát khao được cống hiến cho đời.

Tình yêu, nỗi nhớ dành cho quê hương.

Biện pháp tu từ nổi bật

Ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ…

So sánh, liệt kê…

Hình ảnh đặc sắc

Hình ảnh giàu tính biểu tượng: bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện, con chim hót, một cành hoa, mùa xuân nho nhỏ…

Hình ảnh thiên nhiên: con đê cát đỏ, lúa nàng keo, ao làng trăng tắm mây bơi, me non cong vắt, lá xanh như dải lụa…

Hình ảnh con người: điệu hát cổ truyền, cắt cỏ chăn bò…

Câu 2. Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…)

- Một số bài thơ như: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bài ca quê hương (Tố Hữu), Hôn mảnh đất quê hương (Thu Bồn)...

- Nhận xét về nét độc đáo của bài thơ:

  • Thể thơ: Tám chữ
  • Hình ảnh của làng quê Việt Nam với những sự vật giản dị mà gần gũi: con sông xanh biếc, lòng sông lấp loáng, bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, mặt nước chập chờn con cá nhảy…
  • Biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt : Nhân hóa (Nước gương trong soi tóc những hàng tre), So sánh (Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè), Điệp ngữ (Sông của, tôi sẽ)...
  • Giọng điệu: nhẹ nhàng, tha thiết (Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi; Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông)...

=> Gửi gắm nỗi nhớ dành cho quê hương của tác giả Tế Hanh.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 14
  • Lượt xem: 3.530
  • Dung lượng: 120,8 KB
Sắp xếp theo