Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Chân trời sáng tạo Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lý năm 2024 - 2025.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tin học, Lịch sử để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 mới năm 2024 - 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án tập huấn môn Địa lí 12 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng với quan điểm biên soạn của SGK Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo?

A. Tăng tính hấp dẫn của sách thông qua kênh hình và kênh chữ.
B. Bám sát Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
C. Nội dung sách được xây dựng theo hướng đóng.
D. Sách là tài liệu quan trọng giúp học sinh tự học.

Đáp án: C

Câu 2. Tư tưởng chủ đạo của SGK Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo là

A. đổi mới và thực nghiệm.
B. sáng tạo và chất lượng.
C. đổi mới và sáng tạo.
D. chất lượng và khoa học.

Đáp án: C

Câu 3. Điểm mới nổi bật nhất về hướng tiếp cận biên soạn SGK Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo là

A. đảm bảo tính thống nhất trong nội dung câu hỏi.
B. chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
C. chú trọng tích hợp kiến thức nội môn.
D. tăng tính trực quan của sách.

Đáp án: B

Câu 4. Cấu trúc của SGK Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo bao gồm

A. 5 chương và 35 bài.
B. 5 chương và 39 bài.
C. 6 chương và 35 bài.
D. 6 chương và 39 bài.

Đáp án: B

Câu 5. Cấu trúc của Chuyên đề học tập Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo bao gồm các chuyên đề

A. Phát triển vùng; Phát triển làng nghề; Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.
B. Biến đổi khí hậu; Đô thị thế giới và Việt Nam; Phát triển làng nghề.
C. Thiên tai và biện pháp phòng, chống; Phát triển vùng; Phát triển làng nghề.
D. Thiên tai và biện pháp phòng, chống; Phát triển làng nghề; Đô thị hoá.

Đáp án: C

Câu 6. Cấu trúc từng bài học trong SGK Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo thường gồm 4 phần chủ yếu theo thứ tự là

A. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
B. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Củng cố, Vận dụng.
C. Dẫn nhập, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
D. Dẫn nhập, Hình thành kiến thức mới, Củng cố, Vận dụng.

Đáp án: A

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không phải là điểm mới của SGK Địa lí 12 – bộ sách CTST?

A. Nội dung phát triển từ lớp 8 nên một số thông tin được lược bỏ và lồng ghép.
B. Thay đổi cách tiếp cận các vấn đề địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế.
C. Bổ sung Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Cấu trúc gồm 3 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế.

Đáp án: D

Câu 8. Tuyến thông tin bổ trợ trong SGK Địa lí 12 – bộ sách CTST nhằm làm rõ hơn những nội dung chính trong bài học và giúp mở rộng kiến thức cho HS được trình bày dưới dạng

A. hình ảnh và bản đồ.
B. “Em có biết”.
C. “Ô cửa tri thức”.
D. “Hộp thông tin”.

Đáp án: C

Câu 9. Vai trò quan trọng nhất của phần Vận dụng trong các bài học là

A. giúp học sinh hình thành kiến thức mới.
B. giúp học sinh củng cố kiến thức, hệ thống hoá kiến thức.
C. giúp học sinh liên hệ kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống.
D. giúp định hướng cho học sinh những nội dung cơ bản cần chú ý trong bài.

Đáp án: C

Câu 10. Căn cứ quan trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của HS trong mỗi bài học là dựa vào

A. đặc điểm đối tượng HS.
B. yêu cầu cần đạt của bài học.
C. thái độ tích cực học tập của HS.
D. điều kiện vật chất tại nhà trường phổ thông.

Đáp án: B

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 46
  • Dung lượng: 131,2 KB
Sắp xếp theo