Văn mẫu lớp 12: So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ (Dàn ý + 3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Bài làm văn mẫu lớp 12: So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ, có thể giúp ích cho học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Tài liệu này gồm dàn ý chi tiết và 3 bài văn mẫu lớp 12 So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ, kính mong các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo.

Dàn ý so sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ

I. Mở bài:

- Dẫn dắt: Sự khác biệt trong phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành và Nam Cao thể hiện qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” và “Chí Phèo”.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: So sánh hình tượng cây xà nucái lò gạch cũ để thấy được điểm giống và khác nhau trong tư tưởng và phong cách sáng tác của hai nhà văn.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu về hai tác giả, hai tác phẩm, hai hình ảnh

a. Nam Cao với “Chí Phèo”

- Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng của Việt Nam trước Cách mạng.

- “Chí Phèo” là truyện ngắn tiêu biểu cho đề tài về người nông dân Việt Nam.

- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” được tác giả xây dựng với dụng ý nghệ thuật.

b. Nguyễn Trung Thành với “Rừng xà nu”

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên.

- “Rừng xà nu” sáng tác vào trong những năm kháng chiến chống Mỹ, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc”. “Rừng xà nu” là bản anh hùng ca của quê hương Tây Nguyên, tái hiện quá trình chiến đấu của dân làng Xô Man.

- Bên cạnh hình tượng nhân vật Tnú, nổi bật lên là hình tượng cây Xà Nu.

2. Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh

a. Hình ảnh “cái lò gạch cũ”

* Ý nghĩa tả thực:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ: cái lò nung gạch nhưng đã cũ, không còn sử dụng, xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa.

* Ý nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…” và xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị nhìn nhanh xuống bụng và “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu là sự xuất hiện của cái lò gạch, kết thúc cũng bằng hình ảnh cái lò gạch.

=> Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Qua đó tác giả muốn khẳng định: Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ.

b. Hình tượng “cây xà nu”

* Ý nghĩa tả thực:

Đoạn văn mở đầu tác phẩm với đầy đủ những thông tin về cây xà nu:

- Hình dáng: Khi còn nhỏ “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, khi trưởng thành “vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”.

- Đặc điểm: sinh trưởng mạnh mẽ “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”, “ham ánh sáng mặt trời”.

- Trở đi trở lại trong tác phẩm hình ảnh cây xà nu xuất hiện với nhiều công dụng: gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho học sinh viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng.

=> Xà Nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man.

* Ý nghĩa biểu tượng:

- Rừng xà nu như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện.

- Mở đầu là hình ảnh xà nu dưới bom đạn kẻ thù, kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

=> Rừng xà nu tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng.

- Rừng xà nu luôn đặt trong sự đối sánh với con người Tây Nguyên:

  • Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết.
  • Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít.
  • Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng.

- Rừng xà nu như một nhân vật chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man:

  • Dân làng tập trung đông đủ quanh đống lửa xà nu để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú.
  • Đêm đêm người dân Xô Man thức mài vũ khí dưới ánh lửa xà nu.
  • Giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú bằng nhựa xà nu.
  • Xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu.

- Rừng xà nu tượng trưng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên:

  • Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương.
  • Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam.
  • Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do, tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên.
  • Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.

3. So sánh hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “cây xà nu”

a. Giống nhau:

- Cả hai đều xuất hiện theo kết cấu đầu cuối tương ứng.

- Cả hai đều được tác giả xây dựng với ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng.

- Cả hai đều là những hình ảnh đặc sắc gây ám ảnh và thể hiện được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm.

b. Khác nhau:

- Nếu hình ảnh cái lò gạch cũ là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của những kiếp người nông dân bị tha hóa như Chí Phèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. Thì hình tượng cây xà nu lại thể hiện cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Nếu cái nhìn của Nam Cao về số phận của người nông dân thì Nguyễn Trung Thành lại đầy lạc quan tin tưởng vào cuộc đấu tranh của những lớp người sau.

c. Nguyên nhân

* Giống nhau: Do cả hai nhà văn đều muốn sáng tạo những hình ảnh độc đáo, thể hiện được dụng ý nghệ thuật.

* Khác nhau:

- Do hoàn cảnh sáng tác:

  • “Chí Phèo”: sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Rừng xà nu: sáng tác năm 1965, khi kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất.

- Phong cách sáng tác:

  • Nam Cao: nhà văn hiện thực phê phán, chưa tìm thấy lối thoát cho người nông dân trong hoàn cảnh bấy giờ.
  • Nguyễn Trung Thành: văn học cách mạng giai sau Cách mạng, với những lạc quan vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

III. Kết bài:

- Cả hai hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “cây xà nu” đều đã thể hiện được những tư tưởng mà các nhà văn gửi gắm.

- Qua sự giống và khác nhau giữa hai hình ảnh trên, người đọc thấy được sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác của hai nhà văn.

So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ - Mẫu 1

Nam Cao và Nguyễn Trung Thành đều là những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một phong cách riêng, điều đó thể hiện cụ thể qua việc xây dựng hai hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “rừng xà nu” trong hai truyện ngắn “Chí Phèo” và “Rừng xà nu”.

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng của Việt Nam trước Cách mạng. Một trong những truyện ngắn nổi tiếng của ông viết về đề tài nông dân là “Chí Phèo”. Truyện được sáng tác năm 1941, ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau bị nhà xuất bản đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, mãi đến năm 1946 khi in trong tập “Luống cày”, tác giả mới đổi lại thành “Chí Phèo”. Khi đọc truyện ngắn này, người đọc không khỏi ám ảnh bởi hình ảnh “chiếc lò gạch cũ”. Hình ảnh được sáng tạo nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn. Còn Nguyễn Trung Thành được gọi là nhà văn của Tây Nguyên. Tác phẩm “Rừng xà nu” được sáng tác năm 1965 in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện” ngọc. Khi đọc tác phẩm này, người đọc không chỉ ấn tượng với con người Tây Nguyên anh hùng mà còn với hình tượng cây xà nu.

Đầu tiên, hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở ngoài đời vốn chỉ là một nơi dùng để nung gạch nhưng đã cũ, không còn được sử dụng nữa và thường chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa. Nhưng khi đi vào tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh này đã mang một ý nghĩa riêng. Cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”. Cái lò gạch là nơi Chí Phèo bị bỏ lại, là nơi mở đầu cho một cuộc đời mồ côi khổ cực. Và nó cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị lại nhìn nhanh xuống bụng và “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”. Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi, phải chăng sẽ lại có một Chí Phèo con khác được sinh ra, một cuộc đời lưu manh nữa lại tiếp diễn? Ở đây, Nam Cao đã xây dựng kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó tác giả muốn khẳng định rằng Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ. Và khi nào vẫn còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột thì khi ấy vẫn còn những người nông dân lương thiện như Chí bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Như vậy, hình ảnh này thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân lúc bấy giờ.

Còn cây xà nu trong “Rừng xà nu”, trước hết là một loài cây có thật, mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đoạn văn mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã giới thiệu cho người đọc chi tiết về loài cây này. Về hình dáng, cây khi còn nhỏ “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, đến khi trưởng thành “vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”. Đặc biệt loài cây này sinh trưởng một cách mạnh mẽ: “không có cây nào ham ánh sáng mặt trời” như cây xà nu, những cây non mới mọc lên “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Hình ảnh xà nu luôn trở đi trở lại trong tác phẩm với nhiều công dụng trong cuộc sống của dân làng Xô Man: gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho Tnú và Mai học viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng… Có thể thấy, xà nu đã gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man. Nhưng không chỉ vậy, xà nu còn là một biểu tượng mang tính khái quát cao. Rừng xà nu giống như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện. Mở đầu là hình ảnh xà nu vươn lên mạnh mẽ dưới bom đạn kẻ thù, kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Xà nu luôn được đặt trong sự đối sánh với con người Tây Nguyên. Cả rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng”. Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết, bà Nhan. Họ đại diện cho lịch sử truyền thống của dân làng Xô Man nói riêng, cho con người Tây Nguyên nói chung. Những cây xà nu trưởng thành với trên mình mang đầy những vết thương đại diện cho lớp thanh niên như Tnú, Mai, Dít đang ra sức bảo vệ dân làng, bảo vệ đất nước. Những cây xà nu mới mọc “hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời” tượng trưng cho thiếu niên như bé Heng với đầy những hứa hẹn. Không chỉ vậy, rừng xà nu cũng là một nhân chứng lịch sử đã chứng kiến tất cả các sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm Tnú về thăm làng, cả dân làng tập trung đông đủ quanh đống lửa xà nu để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Xà nu lúc này đã là một người bạn đón chào đứa con chung của dân làng trở về. Đêm đêm, người dân Xô Man thức mài vũ khí dưới ánh lửa xà nu, đó là hoạt động chuẩn bị cho sự nổi dậy của dân làng. Đau đớn thay thứ nhựa xà nu quen thuộc lại trở thành vũ khí của kẻ thù khi giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú bằng nhựa xà nu. Và xà nu cũng đem lại chiến công cho dân làng: xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Cuối cùng, xà nu chính là biểu tượng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương (đó là cái chết của bà Nhan, anh Xút, Mai). Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam. Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do với tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.

Qua phân tích trên, có thể thấy, cả hai hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “rừng xà nu” đều được tác giả xây dựng với ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng. Cả hai đều được xây dựng theo kiểu kết cấu tương ứng và đều là những hình ảnh đặc sắc gây ám ảnh và thể hiện được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa riêng. Nếu hình ảnh “cái lò gạch cũ” là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của những kiếp người nông dân bị tha hóa như Chí Phèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. Thì hình tượng “xà nu” lại thể hiện cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nếu qua hình ảnh đó, cái nhìn của Nam Cao về số phận của người nông dân trong tương lai đầy đen tối thì Nguyễn Trung Thành lại đầy lạc quan tin tưởng vào cuộc đấu tranh của những thế hệ sau. Có thể dễ dàng nhận ra sự giống nhau của hai chi tiết là do cả hai nhà văn đều muốn sáng tạo những hình ảnh độc đáo, thể hiện được dụng ý nghệ thuật của mình. Còn sự khác nhau là do vào hoàn cảnh sáng tác và phong cách của từng nhà văn. Truyện “Chí Phèo” được sáng tác trước Cách mạng còn “Rừng xà nu” sáng tác năm 1965, khi kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất cần có sự lạc quan và cổ vũ tinh thần. Hơn nữa, Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán, tác phẩm của ông chủ yếu tố cáo hiện thực xã hội đương thời với ngòi bút lạnh lùng, sắc bén. Nhưng Nguyễn Trung Thành lại là nhà văn thuộc nền văn học cách mạng sau 1945, với những lạc quan niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Như vậy, cả hai hình ảnh “chiếc lò gạch cũ” và “rừng xà nu” với những điểm giống và khác nhau đã thể hiện được tư tưởng của nhà văn, góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ - Mẫu 2

“Chí Phèo” và “Rừng xà nu” là hai truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Khi đọc truyện, bên cạnh việc xây dựng hình ảnh nhân vật Chí Phèo và Tnú, các nhà văn còn xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng đó là “cái lò gạch cũ” và “cây xà nu” để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Một trong những cây bút hiện thực nổi tiếng của Việt Nam trước Cách mạng phải kể đến Nam Cao. “Chí Phèo” là truyện ngắn nổi tiếng của ông viết về đề tài nông dân. Truyện được sáng tác năm 1941, ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau bị nhà xuất bản đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, mãi đến năm 1946 khi in trong tập “Luống cày”, tác giả mới đổi lại thành “Chí Phèo”. Khi đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh bởi hình ảnh chiếc lò gạch cũ. Hình ảnh được sáng tạo nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn. Nếu “Chí Phèo” được Nam Cao sáng tác vào giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám thì “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác vào những năm kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất. Tác phẩm “Rừng xà nu” được sáng tác năm 1965 in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc”. Khi đọc tác phẩm này, người đọc không chỉ ấn tượng với con người Tây Nguyên anh hùng mà còn với hình tượng cây xà nu.

Đến với “Chí Phèo”, hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở ngoài đời vốn chỉ là một nơi dùng để nung gạch nhưng đã cũ, không còn được sử dụng nữa và thường chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa. Nhưng khi đi vào tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh này đã mang một ý nghĩa riêng. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”. Cái lò gạch là nơi Chí Phèo bị bỏ lại, mở đầu cho một cuộc đời mồ côi khổ cực. Và nó cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị lại nhìn nhanh xuống bụng và “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”. Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi, phải chăng sẽ lại có một Chí Phèo con khác được sinh ra, một cuộc đời lưu manh nữa lại tiếp diễn. Ở đây, Nam Cao đã xây dựng kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó tác giả muốn khẳng định rằng Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ. Và khi nào vẫn còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột thì khi ấy vẫn còn những người nông dân lương thiện như Chí bị đẩy vào con đường lưu mạnh hóa. Như vậy, hình ảnh này thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân lúc bấy giờ.

Cây xà nu cũng vậy, trước hết là một loài cây có thật, mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đoạn văn mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã giới thiệu cho người đọc chi tiết về loài cây này. Về hình dáng, cây khi còn nhỏ “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” đến khi trưởng thành “vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”. Đặc biệt loài cây này sinh trưởng một cách mạnh mẽ: “không có cây nào ham ánh sáng mặt trời” như cây xà nu, những cây non mới mọc lên “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Hình ảnh xà nu luôn trở đi trở lại trong tác phẩm với nhiều công dụng trong cuộc sống của dân làng Xô Man: gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho Tnú và Mai học viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng… Có thể thấy, xà nu đã gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man. Nhưng không chỉ vậy, rừng xà nu còn là một biểu tượng mang tính khái quát cao. Rừng xà nu giống như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện. Mở đầu là hình ảnh xà nu vươn lên mạnh mẽ dưới bom đạn kẻ thù, kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Xà nu luôn được đặt trong sự đối sánh với con người Tây Nguyên. Cả rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng”. Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết, bà Nhan. Họ đại diện cho lịch sử truyền thống của dân làng Xô Man nói riêng, cho con người Tây Nguyên nói chung. Những cây xà nu trưởng thành với trên mình mang đầy những vết thương đại diện cho lớp thanh niên như Tnú, Mai, Dít đang ra sức bảo vệ dân làng, bảo vệ đất nước. Những cây xà nu mới mọc “hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời” tượng trưng cho thiếu niên như bé Heng với đầy những hứa hẹn. Không chỉ vậy, rừng xà nu cũng là một nhân chứng lịch sử đã chứng kiến tất cả các sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm Tnú về thăm làng, cả dân làng tập trung đông đủ quanh đống lửa xà nu để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Xà nu lúc này đã là một người bạn đón chào đứa con chung của dân làng trở về. Đêm đêm, người dân Xô Man thức mài vũ khí dưới ánh lửa xà nu, đó là hoạt động chuẩn bị cho sự nổi dậy của dân làng. Đau đớn thay thứ nhựa xà nu quen thuộc lại trở thành vũ khí của kẻ thù khi giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú bằng nhựa xà nu. Và xà nu cũng đem lại chiến công cho dân làng: xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Cuối cùng, xà nu chính là biểu tượng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương (đó là cái chết của bà Nhan, anh Xút, Mai). Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam. Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do, tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.

Qua phân tích trên, có thể thấy, cả hai hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “rừng xà nu” đều được tác giả xây dựng với ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng. Cả hai đều được xây dựng theo kiểu kết cấu tương ứng và đều là những hình ảnh đặc sắc gây ám ảnh và thể hiện được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Có thể dễ dàng nhận ra sự giống nhau của hai chi tiết là do cả hai nhà văn đều muốn sáng tạo những hình ảnh độc đáo, thể hiện được dụng ý nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa riêng. Nếu hình ảnh cái lò gạch cũ là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của những kiếp người nông dân bị tha hóa như “Chí Phèo” trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. Thì hình tượng xà nu lại thể hiện cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nếu cái nhìn của Nam Cao về số phận của người nông dân trong tương lai thì Nguyễn Trung Thành lại đầy lạc quan tin tưởng vào cuộc đấu tranh của những thế hệ sau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là do vào hoàn cảnh sáng tác và phong cách của từng nhà văn. Truyện “Chí Phèo” được sáng tác trước Cách mạng còn “Rừng xà nu” sáng tác năm 1965, khi kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán, tác phẩm của ông chủ yếu tố cáo hiện thực xã hội đương thời với ngòi bút lạnh lùng, sắc bén. Nhưng Nguyễn Trung Thành lại là nhà văn thuộc nền văn học cách mạng sau 1945, với những lạc quan niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Như vậy, cả hai hình ảnh trên đều có sức khái quát cao thể hiện được chủ đề của tác phẩm. Qua sự giống và khác nhau giữa hai hình ảnh, người đọc thấy được sự giống và khác nhau trong phong cách sáng tác của hai nhà văn.

So sánh hình tượng cây xà nu và cái lò gạch cũ - Mẫu 3

Nếu Chí Phèo được Nam Cao sáng tác vào giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám thì Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành sáng tác vào những năm kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất. Nhưng khi so sánh hai hình ảnh tiêu biểu trong truyện là “cái lò gạch cũ” và “rừng xà nu”, người đọc lại có thể tìm ra những điểm giống và khác nhau.

Đến với Chí Phèo, một trong những truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao viết về đề tài nông dân. Truyện được sáng tác năm 1941, ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau bị nhà xuất bản đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, mãi đến năm 1946 khi in trong tập “Luống cày”, nhà văn mới đổi lại thành “Chí Phèo”. Khi đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh bởi hình ảnh chiếc lò gạch cũ. Hình ảnh được sáng tạo nhằm thể hiện tư tưởng của nhà văn.

Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở ngoài đời vốn chỉ là một nơi dùng để nung gạch nhưng đã cũ, không còn được sử dụng nữa và thường chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê xưa. Nhưng khi đi vào tác phẩm của Nam Cao, hình ảnh này đã mang một ý nghĩa riêng. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện ở đầu tác phẩm: “Một anh đi thả ống lươn nhặt được một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”. Cái lò gạch là nơi Chí Phèo bị bỏ lại, mở đầu cho một cuộc đời mồ côi khổ cực. Và nó cũng xuất hiện ở cuối tác phẩm: Thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với Chí Phèo, Thị lại nhìn nhanh xuống bụng và “Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…” Hình ảnh ẩn dụ cho vòng luẩn quẩn của những kiếp người như Chí Phèo. Chí Phèo bố chết đi, phải chăng sẽ lại có một Chí Phèo con khác được sinh ra, một cuộc đời lưu manh nữa lại tiếp diễn. Ở đây, Nam Cao đã xây dựng kết cấu đầu cuối tương ứng. Qua đó tác giả muốn khẳng định rằng Chí Phèo không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng phổ biến có tính quy luật trong xã hội bấy giờ. Và khi nào vẫn còn tồn tại chế độ áp bức bóc lột thì khi ấy vẫn còn những người nông dân lương thiện như Chí bị đẩy vào con đường lưu mạnh hóa. Như vậy, hình ảnh này thể hiện một cái nhìn bi quan của Nam Cao về số phận của người nông dân lúc bấy giờ.

Còn đối với truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965 in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc”. Khi đọc tác phẩm này, người đọc không chỉ ấn tượng với con người Tây Nguyên anh hùng mà còn với hình tượng cây xà nu.

Cây xà nu trước hết là một loài cây có thật, mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đoạn văn mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã giới thiệu cho người đọc chi tiết về loài cây này. Về hình dáng, cây khi còn nhỏ “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” đến khi trưởng thành “vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”. Đặc biệt loài cây này sinh trưởng một cách mạnh mẽ: “không có cây nào ham ánh sáng mặt trời” như cây xà nu, những cây non mới mọc lên “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Hình ảnh xà nu luôn trở đi trở lại trong tác phẩm với nhiều công dụng trong cuộc sống của dân làng Xô Man: gỗ xà nu làm củi ở mỗi bếp, khói xà nu xông bảng nứa đen cho Tnú và Mai học viết chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng… Có thể thấy, xà nu đã gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man. Nhưng không chỉ vậy, rừng xà nu còn là một biểu tượng mang tính khái quát cao. Rừng xà nu giống như một nhân vật tham gia vào toàn bộ câu chuyện. Mở đầu là hình ảnh xà nu vươn lên mạnh mẽ dưới bom đạn kẻ thù, kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Rừng xà nu trở thành một nhân chứng lịch sử đã chứng kiến tất cả các sự kiện có ý nghĩa trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm Tnú về thăm làng, cả dân làng tập trung đông đủ quanh đống lửa xà nu để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Xà nu lúc này đã là một người bạn đón chào đứa con chung của dân làng trở về. Đêm đêm, người dân Xô Man thức mài vũ khí dưới ánh lửa xà nu, đó là hoạt động chuẩn bị cho sự nổi dậy của dân làng. Đau đớn thay thứ nhựa xà nu quen thuộc lại trở thành vũ khí của kẻ thù khi giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú bằng nhựa xà nu. Và xà nu cũng đem lại chiến công cho dân làng: xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Xà nu từ đó, luôn được đặt trong sự đối sánh với con người Tây Nguyên. Xà nu mang sức mạnh bảo vệ cho dân làng Xô Man “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng”. Xà nu cũng giống như chính con người Tây Nguyên với từng lớp thể hệ. Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết, bà Nhan. Họ đại diện cho lịch sử truyền thống của dân làng Xô Man nói riêng, cho con người Tây Nguyên nói chung. Những cây xà nu trưởng thành với trên mình mang đầy những vết thương đại diện cho lớp thanh niên như Tnú, Mai, Dít đang ra sức bảo vệ dân làng, bảo vệ đất nước. Những cây xà nu mới mọc “hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời” tượng trưng cho thiếu niên như bé Heng với đầy những hứa hẹn. Cuối cùng, xà nu chính là biểu tượng cho phẩm chất của con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đau thương như con người Tây Nguyên đau thương (đó là cái chết của bà Nhan, anh Xút, Mai). Rừng xà nu có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên và rộng ra là cả dân tộc Việt Nam. Những cây xà nu không chịu khuất mình trong bóng râm, luôn vươn lên tiếp lấy ánh sáng mặt trời tượng trưng cho khát vọng tự do, tinh thần phóng khoáng, ý chí vươn lên vì lí tưởng cao đẹp của con người Tây Nguyên. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên tượng trưng cho những thế hệ người Tây Nguyên nối tiếp nhau cầm súng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.

Qua phân tích trên, có thể thấy, cả hai hình ảnh “cái lò gạch cũ” và “rừng xà nu” đều được tác giả xây dựng với ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng. Cả hai đều được xây dựng theo kiểu kết cấu tương ứng và đều là những hình ảnh đặc sắc gây ám ảnh và thể hiện được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa riêng. Nếu hình ảnh cái lò gạch cũ là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của những kiếp người nông dân bị tha hóa như Chí Phèo trong xã hội Việt Nam trước cách mạng. Thì hình tượng xà nu lại thể hiện cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nếu cái nhìn của Nam Cao về số phận của người nông dân trong tương lai thì Nguyễn Trung Thành lại đầy lạc quan tin tưởng vào cuộc đấu tranh của những thế hệ sau. Có thể dễ dàng nhận ra sự giống nhau của hai chi tiết là do cả hai nhà văn đều muốn sáng tạo những hình ảnh độc đáo, thể hiện được dụng ý nghệ thuật của mình. Còn sự khác nhau là do vào hoàn cảnh sáng tác và phong cách của từng nhà văn. Truyện “Chí Phèo” được sáng tác trước Cách mạng còn “Rừng xà nu” sáng tác năm 1965, khi kháng chiến chống Mỹ đang ở vào giai đoạn ác liệt nhất. Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán, tác phẩm của ông chủ yếu tố cáo hiện thực xã hội đương thời với ngòi bút lạnh lùng, sắc bén. Nhưng Nguyễn Trung Thành lại là nhà văn thuộc nền văn học cách mạng sau 1945, với những lạc quan niềm tin vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Tóm lại, cả hai hình ảnh “ cái lò gạch cũ” và “cây xà nu” đều được hai nhà văn khắc họa một cách chân thực nhưng cũng đầy tính biểu tượng. Nếu cái lò gạch mang ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của số phận người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến. Thì cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và cuộc đời của những con người Tây Nguyên anh hùng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 2.569
  • Dung lượng: 259,9 KB
Sắp xếp theo