KHTN 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 44, 45, 46
Giải bài tập KHTN 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 44, 45, 46.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 9 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 - Chủ đề 3: Điện cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Vẽ sơ đồ một đoạn mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp.
Lời giải:
Sơ đồ một đoạn mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp:
Câu 2
Tiến hành thí nghiệm (Hình 9.3), từ đó nêu nhận xét về cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở.
Lời giải:
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi giá trị các điện trở tăng dần, cường độ dòng điện chạy trong mạch chính I và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở I1, I2 giảm dần theo và có giá trị như nhau.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 - Luyện tập
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi ở Phần mở đầu bài học.
Lời giải:
Vì mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp. Khi đóng công tắc, mạch kín, dòng điện đi qua cả hai đèn nên hai đèn cùng sáng. Khi mở công tắc, mạch hở, dòng điện không đi qua cả hai đèn nên hai đèn đều không sáng.
Nếu một trong hai đèn bị hỏng thì đèn kia cũng không sáng.
Luyện tập 2
Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Lời giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
Rtđ = R1 + R2 = 10 + 15 = 25 Ω
b) Cường độ dòng điện qua hai điện trở R1 và R2 là:
\(I_{AB}=I_1=I_2=\frac{U_{AB}}{R_{td}}=\frac{12}{25}=0,48A\)