KHTN 9 Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42, 43
Giải bài tập KHTN 9 Bài 8: Điện trở, định luật Ohm giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42, 43.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 8 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 8 - Chủ đề 3: Điện cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 8: Điện trở, định luật Ohm
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 8 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Lời giải:
Kết quả thí nghiệm cho thấy với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu các vật dẫn điện khác nhau thì cường độ dòng điện chạy qua chúng cũng khác nhau. Do vậy, vật dẫn điện có mức độ cản trở dòng điện khác nhau. Cụ thể trong thí nghiệm là cường độ dòng điện đi qua thước nhôm lớn hơn thước sắt, như vậy thước sắt cản trở dòng điện nhiều hơn thước nhôm.
Câu 2
Lời giải:
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện tăng, cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn điện cũng tăng theo tỉ lệ không đổi U:I = 1,5.
Câu 3
Nêu nhận xét về tỉ số U/I đối với đoạn dây dẫn trong thí nghiệm.
Lời giải:
Tỉ số của U/I trong thí nghiệm trên luôn không đổi và luôn giá trị bằng 1,5.
Câu 4
Nêu nhận xét về hình dạng của đồ thị.
Lời giải:
Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc O của trục tọa độ và được xác định bằng hàm số U = 1,5I.
Câu 5
Lời giải:
Trong ba chất, nichrome dẫn điện tốt nhất, đồng dẫn điện kém nhất.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 8 - Luyện tập
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi đã nêu ở phần Mở đầu bài học.
Lời giải:
Hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua nó càng lớn với tỉ lệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện luôn không đổi.
Luyện tập 2
Lời giải:
Điện trở của đoạn dây dẫn thứ nhất là:
\(R_1=\frac{U}{I_1}=\frac{12}{1,2}=10𝛺\)
Điện trở của đoạn dây dẫn thứ hai là:
\(R_1=\frac{U}{I_2}=\frac{12}{0,8}=15𝛺\)
Luyện tập 3
a) Khi mắc đoạn dây dẫn này vào hiệu điện thế 6 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?
b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này tăng thêm 0,3 A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu đoạn dây dẫn khi đó là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là:
\(I=\frac{U}{R}=\frac{6}{20}=0,3A\)
b) Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sau khi thay đổi là:
I2 = I1 + 0,3 = 0,3 + 0,3 = 0,6 A
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn khi đó là:
U2 = I2.R = 0,6.20 = 12 V
Luyện tập 4
Lời giải:
Điện trở của cuộn dây dẫn nhiệt này là:
\(R=ρ\frac{l}{S}=\frac{1,1.10^{-6}.6,5}{0,2.10^{-9}}=1,43.10^3Ω\)
Luyện tập 5
Cho ba đoạn dây dẫn trong hình bên dưới.
a) Tính điện trở của mỗi đoạn dây dẫn.
b) Lần lượt mắc từng đoạn dây dẫn vào hiệu điện thế U = 6 V thì cường độ dòng điện chạy qua mỗi đoạn dây dẫn là bao nhiêu?