KHTN 9 Bài 3: Công và công suất Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16
Giải bài tập KHTN 9 Bài 3: Công và công suất giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 3 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 - Chủ đề 1: Năng lượng cơ học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 3: Công và công suất
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Trong đời sống hằng ngày, người ta thường nói người nông dân gặt lúa, nhân viên thu ngân làm việc tại quầy, học sinh ngồi làm bài tập, … đều đang “tốn công sức”. Đó có phải là công cơ học không? Vì sao?
Trả lời:
Trong đời sống hằng ngày, người ta thường nói người nông dân gặt lúa, nhân viên thu ngân làm việc tại quầy, học sinh ngồi làm bài tập, … đều đang “tốn công sức”. Đó không phải là công cơ học vì các công đó không làm vật dịch chuyển được một quãng đường.
Câu 2
Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì công thực hiện bởi lực đó bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Nếu lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì công thực hiện bởi lực đó bằng A = F . s . cos 90° = 0 J.
Câu 3
Trong tình huống đã nêu, nếu xét trong một phút thì máy cày nào thực hiện được công lớn hơn?
Trả lời:
Máy cày A cày 2 mẫu đất mất 30 phút.
Trong 1 phút máy cày A cày được \(\frac{1.2}{30}=\frac{1}{15}\) (mẫu đất)
Máy cày B cày 1 mẫu đất mất 10 phút.
Trong 1 phút máy cày B cày được \(\frac{1.1}{10}=\frac{1}{10}\) mẫu đất
Vậy máy cày B thực hiện được công lớn hơn máy cày A.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Luyện tập
Luyện tập 1
Một xe nâng tác dụng một lực hướng lên trên theo phương thẳng đứng, có độ lớn 2000 N để nâng kiện hàng từ mặt đất lên độ cao 1,4 m. Tính công của lực nâng.
Trả lời:
Công của lực nâng là A = F.s = 2000 . 1,4 = 2 800 J
Luyện tập 2
Cần cẩu A nâng được kiện hàng 2 tấn lên cao 5 m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được kiện hàng 1,5 tấn lên cao 8 m trong 40 s. Xem lực nâng bằng với trọng lượng của kiện hàng. So sánh công suất của hai cần cẩu.
Trả lời: