KHTN Lớp 7 Bài 32: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 136
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng viết báo cáo thực hành trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 136, 137.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 32 Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Báo cáo Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
I. Chuẩn bị
1. Dụng cụ: Cốc thủy tinh; dao mổ; kính lúp; túi nylon trong suốt.
2. Mẫu vật, hóa chất
- Cây cần tây hoặc cành hoa màu trắng (hồng trắng, cúc trắng,...).
- 2 cây trồng trong 2 chậu đất ẩm (nên chọn các cây có thân thấp, nhiều lá).
- Nước pha màu (mực đỏ, mực tím hoặc mực xanh).
II. Cách tiến hành
1. Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
- Ở cây cần tây, phần thân rất ngắn, phần cuống lá dài, nên nước và các chất khoáng được vận chuyển qua thân rất nhanh để vào mạch gỗ ở cuống lá và thoát ra ngoài qua lá.
Bước 1: Dùng dao mổ cắt ngang qua cuống lá cần tây (gần sát gốc) rồi cắm vào cốc thuỷ tinh chứa nước pha màu, để ra chỗ thoáng. Sau khoảng thời gian từ 30 phút i thay đổi là xanh và cốc nước pha màu đỏ (Hình a và b).
Bước 2: Dùng dao mổ cắt ngang phần cuống lá cần tây có lá bị nhuộm màu thành các đoạn ngắn (Hình c).
Bước 3: Sử dụng kính lúp để quan sát phần mạch dẫn trong các đoạn cuống lá.
2. Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
Bước 1: Đánh dấu 2 chậu cây là chậu A, chậu B.
Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu A, cây ở chậu B giữ nguyên lá.
Bước 3: Trùm túi nylon trong suốt lên cây trong chậu A và chậu B (chú ý trùm kín toàn bộ phần lá cây rồi buộc kín miệng túi), đặt 2 chậu cây ra ngoài sáng (Hình a).
Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 15 phút đến 30 phút, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt trong túi nylon trùm trên cây ở chậu A và cây ở chậu B (Hình b).
III. Kết quả
Câu 1: Hoàn thành bảng ghi kết quả theo mẫu sau:
Bảng 32.1:
Thí nghiệm | Hiện tượng/Kết quả |
Chứng minh thân vận chuyển nước | |
Chứng minh lá thoát hơi nước |
Trả lời:
Thí nghiệm | Hiện tượng/Kết quả |
Chứng minh thân cây vận chuyển nước | - Lá của cây cần tây bị nhuộm màu giống màu của cốc nước. - Khi cắt ngang thân cây thấy rõ các chấm tròn có màu nhuộm đậm. |
Chứng minh lá thoát hơi nước | - Chậu A (đã ngắt toàn bộ lá cây): Phần túi nylon hầu như không có sự thay đổi nào. - Chậu B (để nguyên lá): Phần túi nylon bị mờ đục bởi hơi nước. |
Câu 2: Giải thích kết quả các thí nghiệm và rút ra kết luận
Trả lời:
Thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước
- Giải thích: Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
- Kết luận:
- Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
- Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
Thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước
- Giải thích: Nước sẽ vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ của cây nhờ động lực thoát hơi nước của lá.
- Kết luận:
- Mạch gỗ của cây có vai trò vận chuyển nước.
- Nước được vận chuyển trong cây nhờ lực thoát hơi nước ở lá.
Mở rộng
Câu 1: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước ta phải sử dụng nước pha màu?
Trả lời:
Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước ta phải sử dụng nước pha màu để:
- Phân biệt lượng nước được cây hút lên trong quá trình tiến hành thí nghiệm và lượng nước có sẵn trong cây.
- Màu sắc của nước pha giúp ta dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm hơn.
Câu 2: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt kín toàn bộ phần lá cây?
Trả lời:
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước ta sử dụng túi nylon trong suốt trùm toàn bộ phần lá cây vì:
- Túi trong suốt sẽ cho ánh sáng đi qua, duy trì ổn định quá trình quang hợp của cây → Khí khổng mở → quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra bình thường.
- Túi trong suốt sẽ giúp chúng ta quan sát hiện tượng hơi nước bám trên thành túi dễ dàng hơn.
- Ta cần trùm kín toàn bộ phần lá cây để tránh thất thoát hơi nước, thí nghiệm sẽ khó quan sát hơn.
Hoặc:
Trong thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước phải trùm túi nylon trong suốt, kín toàn bộ phần lá cây vì:
- Phải trùm túi nylon trong suốt để cây vẫn nhận được ánh sáng đảm bảo cho khí khổng mở ra → quá trình thoát hơi nước qua lá diễn ra bình thường đồng thời việc trùm túi nylon trong suốt cũng đảm bảo việc quan sát kết quả thí nghiệm được dễ dàng hơn (nếu có hơi nước thoát ra sẽ làm phần túi nylon bị mờ đục).
- Phải trùm kín toàn bộ phần lá cây vì nếu trùm không kín thì hơi nước sẽ bị thoát ra ngoài môi trường, không đảm bảo được tính chính xác của kết quả thí nghiệm.