Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7 Giáo án dạy giỏi môn Toán lớp 7

Download.vn xin gửi đến quý thầy cô giáo bộ Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7. Đây là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô giáo chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Giáo viên dạy giỏi. Mời các thầy cô tải về để xem đầy đủ trọn bộ giáo án.

Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

Tuần 11: …..

Dạy lớp 7B

Ngày soạn: ….

Ngày dạy: …..

CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

Tiết: 23: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được công thức biểu diễn mối quan hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Nhận biết được 2 đại lượng có tỉ lệ thuận với nhau hay không, hiểu được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận

2. Kĩ năng: Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết 1 cặp giá trị tương ứng, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng.

3. Thái độ: Nghiêm túc học tập

II. CHUẨN BỊ: GV Bảng phụ

HS: Ôn đại lượng tỉ lệ thuận đã học ở tiểu học

III. LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV giới thiệu một số nội dung cơ bản về chương hàm số và đồ thị

ĐVĐ: Ngoài định nghĩa về hai đại lượng tỉ lệ thuận đã được học ở tiểu học chúng ta có cách nào mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ thuận hay không? Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận chúng có tính chất gì?

GV: Nêu nhiệm vụ của tiết học: chúng ta nắm được:

+ Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận.

+ Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ 1 : Tìm hiểu đại lượng tỉ lệ thuận

Bài toán 1: Tính quãng đường đi được S(km) của một vật chuyển động đều với vận tốc 15 (km/h) sau: 1giờ, 2giờ, 3giờ...t( giờ)

Hs: Điền trên bảng phụ.

Hs dưới lớp quan sát

Bài toán 2: Tính chu vi (P) của hình vuông có cạnh lần lượt là 1cm, 2cm;3cm, ...a (cm)

Tương tự bài 1 giáo viên cho học sinh làm bài toán 2

GV: Ghi lại hai công thức qua hai bài toán:

Gv? Nếu đại lượng t thay đổi tăng thì đại lượng S như thế nào?

Vậy đại lượng s và t có phải hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau hay không?

Tương tự hai đại lượng P và a có phải hai đại lượng tỉ lệ thuận hay không?

? Nhận xét sự giống nhau giữa các công thức trên.

- HS có thể rút ra nhận xét hoặc giáo viên có thể nêu nhận xét "Đại lượng này bằng một số nhân với đại lượng kia".

GV: Trong công thức S=15t thay S bởi y thay t bởi x và 15 bởi số k ta có công thức liên hệ nào?

HSTL: y=k.x (k) .

GV: Nêu định nghĩa .

GV: Cho học sinh đọc lại định nghĩa.

GV: Giới thiệu: y=kx (k => đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k.

Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

Gv: Nêu chú ý

Bài tập: Cho biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ -5.

a, Viết công thức biểu thị mối quan hệ giữa hai đại lương trên.

b, Tìm hệ số tỉ lệ của x đối với y?

*HĐ 2: Nghiên cứu tính chất

ĐVĐ: Chúng ta đã nắm được định nghĩa của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Vậy khi hai đại lượng tỉ lệ thuận chúng có tính chất nào?

Gv: Đưa ra bài toán trên bảng phụ:

Bài toán 3: Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau:

x

x1=3

x2=4

x3=5

x4=6

y

y1=6

y2=...

y3=...

y4=...

a, Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x.

b,Điền số thích hợp vào chỗ chấm...

a, GV? Hãy nêu cách xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x.

HsTL: Dựa vào mối quan hệ của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

GV: Có thể cho học sinh trình bày hoặc giáo viên có thể trình bày.

b, Gv cho học sinh thảo luận nhóm và Điền trên bảng phụ.

Gv: Cho 1 học sinh điền trên bảng.

c, Tính và so sánh các tỉ số:

Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

Gv: Cho Hs làm phần c. Điền trên bảng phụ

GV: Giới thiệu về hai giá trị tương ứng và tỉ số hai giá trị tương ứng.

GV? Qua phần c em có nhận xét gì về tỉ số hai giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

GV: Giới thiệu tính chất

d, Lập tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này và so sánh với tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

1. Định nghĩa:

Bài toán 1:

Sau 1 giờ ta có: S1 =15.1=15 (km)

Sau 2 giờ ta có: S2 = 15.2=30 (km)

Sau 3 giờ ta có: S3= 15.3= 45 (km)

...... . . . .. . . . . . . . . . .

Sau t giờ ta có: S = 15.t (km)

Bài toán 2:

Với cạnh bằng 1(cm) ta có: P1=4.1=4 (cm)

Với cạnh bằng 2(cm) ta có:P2 =4.2=8 (cm)

Với cạnh bằng 3(cm) ta có:P3 =4.3=12 (cm)

.................................

Với cạnh bằng a(cm) ta có: P=4.a (cm)

Bài toán 1: S=15.t

Bài toán 2: P=4.a

* Định nghĩa (Sgk-T52)

y=k.x (k≠0)<=> y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k

* Chú ý: (SGK -T52)

Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì x tỉ lệ thuận với với y theo hệ số tỉ lệ Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

Bài tập:

a, Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là -5

ta có: y= -5x

b, Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ

-5. Nên hệ số tỉ lệ của x đối với y là Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

2. Tính chất:

Giải:

a, Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x nên ta có: y=k.x

=>6 = k.3

=> k= 2

Vậy k=2 => y=2.x

b,

x

x1=3

x2=4

x3=5

x4=6

y

y1=6

y2=8

y3=10

y4=12

* Tính chất (SGK-T53)

Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

+, Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi

Giáo án thi Giáo viên dạy giỏi môn Toán lớp 7

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm