Giáo án dạy hè Mầm non Giáo án dạy hè 2024 lớp Lá

Giáo án dạy hè Mầm non giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng giáo án dạy hè 2024 lớp Lá cho học sinh của mình. Qua đó, giúp các em phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ kiến thức.

Giáo án dạy hè lớp Lá được biên soạn rất khoa học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án dạy hè 2024 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án dạy hè mầm non

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Kiến thức:

  • Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ “Bé học toán”.
  • Trẻ biết được phía phải, phía trái của bản thân.
  • Trẻ biết giới thiệu về bản thân.
  • Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “Chào ngày mới”.
  • Trẻ biết đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô.
  • Trẻ biết vẽ trường mầm non theo mẫu của cô.
  • Trẻ nhận biết được chữ cái O, Ô, Ơ.

2. Kỹ năng:

  • Phát triển vận động cơ bản cho trẻ.
  • Phát triển vận động tinh cho trẻ.
  • Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ:

  • Trẻ biết yêu quý trường lớp mầm non.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

  • Tranh thơ “Bé học toán”.
  • Tranh mẫu “Vẽ trường mầm non”.
  • Nhạc bài hát “Chào ngày mới”, “Ngày vui của bé”, “Ngày đầu tiên đi học”.
  • Sắc xô, phách tre, mõ.
  • Các thẻ chữ rời các từ: o, ô, ơ.
  • Một số hình ảnh có chứa chữ o, ô, ơ.

2. Đồ dùng của trẻ:

  • Giấy A4, sáp màu.
  • Sắc xô, phách tre, mõ.

III. Kế hoạch tuần:

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Thứ Sáu

Đón trẻ và trò chuyện buổi sáng

- Khi đón trẻ vào lớp cô nhắc trẻ cất gọn đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.

- Cô cho trẻ ăn sáng.

* Trò chuyện:

- Thứ 2: Trò chuyện về hai ngày nghỉ của bé

+ Con giúp bố mẹ làm những công việc gì?

+ Bố mẹ đã dẫn con đi chơi những đâu vào ngày cuối tuần?

- Thứ 3:

+ Chúng mình đang học chủ đề gì?

+ Trường chúng mình có tên là gì?

+ Chúng mình học lớp gì?

- Thứ 4:

+ Con hãy kể tên một số đồ chơi ngoài trời ở trường mình

- Thứ 5:

+ Trường chúng mình có mấy tầng?

+ Trường mình có mấy lớp học?

+ Lớp mình học ở tầng thứ mấy?

- Thứ 6:

+ Con hãy kể tên những bài thơ, câu chuyện, bài hát nói về trường mầm non

+ Trẻ đọc thơ và hát một số bài hát có liên quan đến chủ đề nhánh.

Thể dục sáng

+ Hô hấp: Thổi nơ.

+ Tay: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.

+ Bụng: Nghiêng người sang bên.

+ Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khụy gối.

+ Bật: Bật lên trước, ra sau, sang bên.

Hoạt động

học

Làm quen chữ cái:

- Chữ O, Ô, Ơ.

LQVTPVH:

- Thơ: Bé học toán.

LQVT:

- Ôn phía phải, phía trái bản thân.

Tạo hình:

- Vẽ trường mầm non (mẫu)

KPKH:

- Bé giới thiệu về bản thân.

Thể dục:

- Đi các kiểu chân.

Giáo dục âm nhạc:

- Chào ngày mới.

Hoạt động ngoài trời

- HĐCCĐ: Quan sát trường mầm non

- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.

- CTD:

- HĐCMĐ: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi.

- TCVĐ: Nhảy lò cò.

- CTD:

- HĐCCĐ: Quan sát vườn rau của trường.

- TCVĐ: Chó sói xấu tính.

- CTD:

- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết trong ngày.

- TCVĐ: Ôtô và chim sẻ.

- CTD:

- HĐCCĐ: Quan sát 1 số đồ chơi ngoài trời.

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.

- CTD:

Hoạt động góc

- Góc toán:

+ Phản 1-50.

- Góc ngôn ngữ:

+ Bảng nguyên âm.

- Góc văn hóa, địa lý:

+ Quả cầu màu.

- Góc thực hành cuộc sống:

+ Cách sử dụng thìa.

- Góc cảm giác:

+ Hộp hình tam giác (2).

Hoạt động chiều

- Cờ vua (NK).

- Kỹ năng sống (NK).

- Mỹ thuật (NK).

- Ngôn ngữ (Mont).

- Võ Vovinam (NK).

- Tiếng anh (GVBN).

- Múa (NK).

- Cảm thụ âm nhạc.

- Phim giáo dục/ đọc sách.

- Tiếng anh (GVBN).

Thứ 7: Bé vui múa hát, đọc thơ, kể chuyện, theo chủ đề.

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ 2 ngày tháng năm.......

I. Hoạt động học:

Làm quen chữ cái: Chữ O, Ô, Ơ.

1. Mục đích, yêu cầu:

a. Kiến thức:

  • Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ o, ô, ơ.
  • Trẻ biết điểm giống và khác nhau của chữ o, ô, ơ.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ.

c. Thái độ: Giáo dục trẻ chăm học, yêu cô giáo yêu trường lớp.

2. Chuẩn bị:

  • Các thẻ chữ rời các từ: o, ô, ơ.
  • Một số hình ảnh có chứa chữ o, ô, ơ.

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Cho trẻ chơi tự do.

- Cô cho trẻ đi xem triển lãm tranh với chủ đề trường mầm non.

- Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về triển lãm tranh trường mầm non.

=> Cô khái quát, giáo dục trẻ.

b. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu chữ o, ô, ơ.

* Làm quen với chữ o.

- Cô cho trẻ xem tranh ảnh Cô giáo đang dạy học.

+ Trong tranh giáo đang làm gì?.

- Giới thiệu từ “Cô giáo”.

- Cả lớp phát âm 2 lần

- Cô cho trẻ lên ghép từ “Cô giáo”.

- Cô giới thiệu chữ o.

+ Cô phát âm.

- Sau đó cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.

- Chữ o có cấu tạo như thế nào? (cô mời2 - 3 trẻ) nêu cấu tạo chữ.

=> Cô khái quát lại.

- Cô giới thiệu các kiểu chữ o khác nhau nhưng đều phát âm là o

* Trò chơi: Bé tạo dánh cho chữ o.

- Cô cho trẻ lấy hột hạt xếp chữ o

* Làm quen với chữ ô, ơ

- Cô đưa tranh Cô giáo, Vui chơi.

- Các bước tương tự chữ o

- Hôm nay cô cho các con làm quen với chữ gì?.

- Cô cho trẻ sánh điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa chữ o, ô, ơ.

=> Cô khái quát lại

c. Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái.

*. Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh.

+ Cho trẻ xếp các chữ cái đã học ra trước mặt rồi phát âm lại. Khi cô nói “Tìm chữ” thì các cháu hỏi “Chữ gì” khi cô phát âm chữ cái nào thì các cháu tìm nhanh chữ cái đó, khi cô gõ một tiếng thước thì các cháu giơ lên, hai tiếng thước thì quay chữ cái vào và đọc, ba tiếng thước thì đặt chữ cái xuống và tiếp tục chơi tìm chữ khác....

- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

* Trò chơi: Vào rừng hái nấm.

- Các cây nấm có chứa chữ cái o, ô, ơ. Chia lớp làm 3 đội.

+ Đội Hoa Hồng: Hái nấm chứa chữ o

+ Đội Hoa Sen: Hái nấm chứa chữ ô

+ Đội Hoa Cúc: Hái nấm chứa chữ ơ

- Cách chơi: Thời gian được tính là một bản nhạc, khi có tiếng nhạc thì các thành viên của cả 3 đội bật liên tục vào vòng lên hái nấm rồi mang về để vào rổ của đội mình, khi bản nhạc kết thúc đội nào hái được nhiều nấm và đúng thì đội đó thắng cuộc.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Trẻ chơi song cô kiểm tra kết quả rồi cho trẻ ra chơi.

- Quan sát và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ quan sát.

+ Cô giáo đang dạy học

- Trẻ phát âm.

- Trẻ ghép từ.

- Trẻ phát âm

- Một nét cong tròn khép kín

- Trẻ quan sát và phát âm.

- Trẻ xếp chữ o

- Chữ o, ô, ơ.

- Trẻ nêu điểm giống và khác nhau.

- Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô.

- Lắng nghe cô hướng dẫn chơi.

- 3 đội chơi

- Kiểm tra kết quả cùng cô

II. Hoạt động ngoài trời:

  • Quan sát có chủ đích: Quan sát trường mầm non.
  • Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ.

KẾ HOẠCH NGÀY

Thứ 2 ngày tháng năm.......

I. Hoạt động học:

Thơ: Bé học toán.

1. Mục đích - yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.

b. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, trả lời gọn câu.

- Luyện kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.

c. Thái độ:

- Trẻ yêu thích môn toán học.

2. Chuẩn bị:

- Tranh minh họa bài thơ “Bé học toán”.

- Bài hát “Ngày vui của bé”.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

a. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Cô cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” trò chuyện về nội dung bài hát

- Bài hát nói về gì?

- Ngoài bài hát ra còn có một bài thơ rất hay cô muốn giới thiệu với chúng mình.

b. Bài mới:

- Có một nhà thơ viết về bạn nhỏ chăm học toán rất hay các con hãy nghe cô đọc bài thơ “bé học toán” của tác giả Phan thị thu Huyền.

* Đọc thơ cho trẻ nghe:

- Cô đọc lần 1: giới thiệu tên tác giả, tên bài thơ

- Cô đọc lần 2 kèm tranh giảng nội dung theo tranh: bài thơ nói về niềm vui của bạn nhỏ khi học toán.

- Cô đọc lần 3.

*Đàm thoại:

- Bài thơ có tên là gì ? bài thơ của tác giả nào?

- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

- Bạn học đếm đến 10 như thế nào?

=> Giáo dục: Trẻ thích học môn toán.

* Trẻ đọc thơ:

- Cô cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp.

c. Kết thúc:

- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ “Bé học toán”.

- Trẻ hát và vận động cùng cô.

- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ đọc thơ.

- Trẻ đọc thơ.

II. Hoạt động ngoài trời:

- Quan sát có chủ đích: Thí nghiệm vật chìm, vật nổi.

- Trò chơi vận động: Nhảy lò cò.

- Chơi tự do theo ý thích với các đồ chơi ngoài trời

1. Yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ biết vật nhẹ thì nổi, vật nặng thì chìm khi thả xuống nước.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ đích

c. Thái độ:

- Trẻ chơi trò chơi một cách hứng thú và đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Bóng nhựa, hòn đá, xốp, ổ khóa, thìa inox, bát inox, chậu nước.

3. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* HĐ1: Cô hỏi trẻ về thời tiết, kiểm tra sức khỏe của trẻ sau đó cho trẻ đi dạo chơi.

- Cho trẻ ngồi xung quanh chậu nước, cho trẻ gọi tên các đồ dùng cô mang theo: Bóng nhựa, hòn đá, xốp, ổ khóa, thìa inox, bát inox.

- Cô hỏi trẻ những vật cô chuẩn bị thì những vật nào bị chìm xuống nước và những vật nào nổi được ở trên mặt nước

Sau đó cô cho trẻ thực hiện thí nghiệm.

- Cô cho trẻ thả hòn đá, thìa inox, ổ khóa xuống nước làm lần lượt với từng đối tượng và hỏi trẻ:

+ Hòn đá nằm ở đâu? Chìm hay nổi? Vì sao hòn đá lại chìm dưới nước?

+ Thìa inox nằm ở đâu? Vật này chìm hay nổi? Vì sao thìa inox lại chìm dưới nước?

+ Ổ khóa nằm ở đâu? Vật này chìm hay nổi? Vì sao ổ khóa lại chìm dưới nước?

=> Những vật nào chìm dưới nước? Vật chìm là vật như thế nào?

- Cô cho trẻ thả lần lượt bóng nhựa, xốp, bát inox và hỏi trẻ:

+ Quả bóng nhựa như thế nào? Đây là vật chìm hay vật nổi? Vì sao?

+ Miếng xốp như thế nào? Đây là vật chìm hay vật nổi? Vì sao?

+ Bát inox như thế nào? Đây là vật chìm hay vật nổi? Vì sao?

=> Những vật nào nổi trên mặt nước? Vật nổi là những vật như thế nào?

- Ngoài những vật chìm và vật nổi ở trên con còn biết những vật nào khác.

* HĐ2: Trò chơi “Nhảy lò cò”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

* HĐ3: Chơi tự chọn

- Cô giới thiệu đồ chơi trên sân trường và đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn vẽ, vòng, lá cây,...và hướng dẫn trẻ cách chơi các đồ chơi đó.

- Cô gợi ý cho trẻ chọn đồ chơi mà trẻ thích.

- Cô bao quát, hướng dẫn, khuyến khích, động viên trẻ chơi.

- Trẻ quan sát và nhận xét.

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chọn đồ chơi yêu thích.

- Trẻ chơi.

III. Hoạt động góc:

* Dự kiến góc chơi

1. Góc xây dựng

- Xây dựng trường Mầm non.

2. Góc ngôn ngữ (Góc chính)

+ Bảng nguyên âm.

3. Góc cảm giác

+ Hộp hình tam giác (2).

4. Góc toán học

+ Phản 1-50.

5. Góc thực hành cuộc sống

+ Cách sử dụng thìa.

>> Tài liệu vẫn còn, các bạn tải về để xem đầy đủ nội dung giáo án dạy hè mầm non nhé!

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm