-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Hóa học 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng Giải Hoá học lớp 10 trang 92 sách Kết nối tri thức
Giải Hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 92→100 thuộc chương 6 Hóa 10.
Hóa 10 Bài 19 trang 92→100 sách Kết nối tri thức được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 92→100 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Hóa học 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng
I. Tốc độ phản ứng hóa học
Câu 1: Xét phản ứng: H2 + Cl2 → 2HCl
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau
a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?
b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này
Gợi ý đáp án
a) Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của HCl.
b) Đơn vị của tốc độ phản ứng: mol/L.min
Câu 2: Cho phản ứng của các chất ở thể khí:
2NO + 2H2 → N2 + 2H2O
Hãy viết biểu thức tốc độ trung bình theo sự biến đổi nồng độ chất đầu và chất sản phẩm của phản ứng trên.
Gợi ý đáp án
Gọi ∆CNO, ∆CH2, ∆CN2, ∆CH2O lần lượt là biến thiên nồng độ các chất NO, H2, N2 và H2O trong khoảng thời gian . Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Câu 1: Cho phản ứng của các chất ở thể tích khí: I2 + H2 → 2HI.
Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học.
a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này.
b) Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ phản ứng này là 2,5.10-4L/(mol.s). Nồng độ đầu của I2 và H2 lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Hãy tính tốc độ phản ứng:
- Tại thời điểm đầu.
- Tại thời điểm đã hết một nửa lượng I2.
Gợi ý đáp án
a) phương trình tốc độ của phản ứng này: v = k.CI2.CH2
b)
- Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu: v = 2,5. 10−4 .0,02.0,03 = 1,5. 10−7
- Thời điểm hết một nửa lượng I2 thì nồng độ mol của I2 và H2 lần lượt là 0,01 M và 0,015 M
Tốc độ phản ứng tại thời điểm này là: v = 2,5.10−4.0,01.0,015 = 3,75.10−8
Trả lời câu hỏi trang 97 SGK Hóa học 10
Câu 2: Nêu mối liên hệ giữa nồng độ và áp suất của khí trong hỗn hợp
Gợi ý đáp án
Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên.
Câu 3: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?
N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g) (to,xt) (1)
CO2(g) + Ca(OH)2(aq) → CaCO3(s) + H2O (l) (2)
SiO2(s) + CaO(s) → CaSiO3(s) (3)
BaCl2(aq) + H2SO4(aq) → BaSO4(s) + 2HCl(aq) (4)
Gợi ý đáp án
(1) và (2): Tăng áp suất làm tăng tốc độ phản ứng.
(3) và (4): Thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng vì không có sự tham gia của chất khí.
III. Một số ứng dụng của việc thay đổi tốc độ phản ứng
Câu 1: Yếu tố nào đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong hình 19.7?
Gợi ý đáp án
Yếu tố thay đổi tốc độ là:
a) Yếu tố nồng độ.
b) Yếu tố nhiệt độ.
c) Có thêm chất xúc tác.
Câu 2: Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid:
4NH3(g) + 5O2(g) → 4NO(g) + 6 H2O(g)
Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.
Gợi ý đáp án
Phản ứng 4NH3(g) + 5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g), có sự tham của chất khí nên có thể tăng tốc độ phản ứng bằng cách: tăng áp suất, tăng nhiệt độ của phản ứng.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 2 -
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về giờ trái đất (Dàn ý + 7 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
50.000+ -
Dẫn chứng về Cho và nhận - Ví dụ về Cho và Nhận trong cuộc sống
10.000+ -
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều 6
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 2 -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
100.000+
Mới nhất trong tuần
Mở đầu
Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
- Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
- Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
- Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bài 9: Ôn tập chương 2
Chương 3: Liên hết hóa học
Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
Chương 5: Năng lượng hóa học
Chương 6: Tốc độ phản ứng
Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen
- Không tìm thấy