Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non, được giới thiệu đến các bạn học sinh.

Đoạn văn giải thích câu Một cây làm chẳng nên non
Đoạn văn giải thích câu Một cây làm chẳng nên non

Nội dung chi tiết sẽ bao gồm 3 đoạn văn mẫu lớp 7, giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Mời tham khảo ngay sau đây.

Đoạn văn giải thích câu Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 1

Kho tàng tục ngữ của dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho dân tộc Việt Nam, trong đó có câu: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nhắn nhủ rằng một cái cây thật nhỏ bé không thể làm nên cả rừng xanh, chỉ khi có thật nhiều cây mới làm nên một khu rừng rộng lớn. Xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, thể hiện cho riêng lẻ và đơn độc; “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. Động từ “chụm lại” thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công. Tinh thần đoàn kết này đã được thể hiện từ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhân dân cùng đoàn kết đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đến phương Tây. Như vậy, tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thật là lớn lao và ý nghĩa.

Đoạn văn giải thích câu Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 2

Câu “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã gửi gắm đến chúng ta bài học giá trị. Hiểu theo nghĩa đen thì ý nghĩa của câu tục ngữ trên rất đơn giản. Một cây đơn độc không thể làm nên khu rừng, mà cần có rất nhiều cây tạo thành. Còn về nghĩa bóng, “một cây” chỉ số ít, “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn. Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Từ quá khứ chống giặc ngoại xâm đến hiện tại chống lại dịch bệnh. Như vậy, câu tục ngữ trên là một bài học quý giá về sự đoàn kết đối với mỗi người.

Đoạn văn giải thích câu Một cây làm chẳng nên non - Mẫu 3

Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết, điều đó được thể hiện qua câu: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu rằng một cái cây nhỏ bé không thể tạo nên núi rừng rộng lớn. Mà rừng cây được tạo ra từ rất nhiều cây cối. Với nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự tồn tại đơn độc, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Hành động “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ trên nhằm đề cao tinh thần đoàn kết trong mọi hoàn cảnh mới làm nên thành công, có được kết quả tốt. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. Dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn chung sức, chung lòng để vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh. Bên cạnh đó, vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Điều này cần phải lên án và tránh xa. Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời nhắc nhở vô cùng sâu sắc cho mỗi người.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 101
  • Dung lượng: 88,7 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan