-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình (6 Mẫu) Tự tình của Hồ Xuân Hương
Bài thơ Tự tình 2 để lại trong em cảm xúc, ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó bao gồm 6 mẫu khác nhau cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo biết cách viết đoạn văn hay.
TOP 6 đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài Tự tình cực chất dưới đây được viết với văn phong rõ ràng, dễ hiểu. Qua đó các em nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 6 trang 49 Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều tập 1. Đồng thời biết cách ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích Tự tình 2.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài Tự tình hay nhất
- Bài thơ Tự tình để lại cho em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? - Mẫu 1
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình - Mẫu 2
- Đoạn văn khoảng 8-10 dòng ghi lại cảm xúc bài Tự tình - Mẫu 3
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Tự tình - Mẫu 4
- Đoạn văn ghi lại ấn tượng về bài thơ Tự tình - Mẫu 5
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình - Mẫu 6
Đề bài: Bài thơ để lại cho em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) ghi lại điều đó.
Bài thơ Tự tình để lại cho em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? - Mẫu 1
Bài thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng không nhận được hạnh phúc. Số phận bất hạnh đẩy họ đến cảnh phai làm lẽ, ngay cả tình yêu cũng phải chia sẻ với người khác, khiến họ phải chịu cảnh cô đơn lẻ loi một mình. Họ đã muốn vượt lên số phận, kiếm tìm hạnh phúc nhưng nó không hề dễ dàng. Hạnh phúc dành cho họ là xứng đáng hơn bao giờ hết nhưng sự bất công trong xã hội cũ đã đẩy họ đến tình cảnh bất hạnh, tước đi năng lực phản kháng của họ, chôn vùi những năm tháng tuổi xuân đẹp đẽ của họ trong sự chờ đợi, cô đơn. Điều đó khiến em không khỏi xót xa, thương cho phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc ấn tượng về bài Tự tình - Mẫu 2
Khi đọc bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương, em không khỏi xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã bày tỏ nỗi cô đơn, buồn chán và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Hình ảnh "trơ cái hồng nhan với nước non" và hành động mượn rượu giải sầu đã cho thấy tình cảnh bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của chủ thể trữ tình. Nhân vật càng cố quên bằng men rượu thì lại càng tỉnh táo nhận ra tình cảnh lẻ loi, bất hạnh của bản thân mình. Dẫu cố gắng thoát khỏi thực tại: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đam toạc chân mây, đá mấy hòn" nhưng vẫn rơi vào hố sâu bi kịch. Nhân vật trữ tình khát khao có được sự trọn vẹn trong tình yêu nhưng đổi lại chỉ là mảnh tình ít ỏi nay phải san sẻ cho người khác. Điều đó càng khiến em trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
Đoạn văn khoảng 8-10 dòng ghi lại cảm xúc bài Tự tình - Mẫu 3
Bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em nhiều cảm xúc, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi buồn, nỗi cô độc, xót xa cho thân phận người phụ nữ. Hình ảnh "hồng nhan" là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ kết hợp với từ "cái" chỉ sự bé nhỏ, hữu hạn đối lập với sự rộng lớn, vô hạn của "nước non". Nhân vật trữ tình đối mặt với thực tại bằng cách mượn rượu giải sầu nhưng vẫn bẽ bàng nhận ra tình cảnh lẻ loi của mình. Chủ thể dù cố gắng: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" vậy mà vẫn không thể thoát khỏi sự khắc nghiệt của thời gian. Mảnh tình vốn đã ít ỏi nay còn phải san sẻ cho người khác đã cho thấy tình cảnh ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Tự tình - Mẫu 4
Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là con người tài năng, xinh đẹp nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh trong tình yêu. Tuổi xuân của họ cứ thế trôi với thời gian, mà không có người yêu thương, trân trọng. Dù vậy, người phụ nữ vẫn có một sức sống mãnh liệt. Họ muốn phản kháng lại thực tại xã hội đương thời, tự đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Điều đó thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ biết bao.
Đoạn văn ghi lại ấn tượng về bài thơ Tự tình - Mẫu 5
Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng chừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chỉ là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình - Mẫu 6
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình 2” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Chọn file cần tải:
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình 24 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất trong truyện Nữ Oa
-
Soạn bài Tự tình (Bài 2) Kết nối tri thức
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác
-
Văn mẫu lớp 10: Chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài Cảm xúc mùa thu
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một đặc điểm của nhân vật thần thoại mà em yêu thích
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Phân tích bài thơ Chiếc lá đầu tiên (Dàn ý + 6 Mẫu)
50.000+ -
Soạn bài Trái Đất - Kết nối tri thức 6
10.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ -
Kịch bản chương trình lễ mừng thọ (6 mẫu)
50.000+ -
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 11 - Tài liệu ôn tập môn Hóa lớp 11
10.000+ -
Bộ đề kiểm tra tiếng Anh lớp 2 cả năm theo Chương trình mới của Bộ GD&ĐT
10.000+ -
Bản kiểm điểm cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Thần thoại và sử thi
- Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ Trời
- Phân tích truyện Thần Trụ trời
- Dàn ý phân tích truyện Thần Trụ trời
- Kể lại truyện Thần Trụ Trời
- Tóm tắt tác phẩm Thần trụ trời
- Đoạn văn suy nghĩ về truyện Thần trụ trời
- Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời
- Nêu các sự kiện chính của truyện Thần Trụ Trời
- Phân tích nhân vật Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Tóm tắt đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Kết bài đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Mở bài đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Đoạn văn phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá trời
- Đoạn văn phân tích một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất trong truyện Nữ Oa
- Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta
- Nghị luận về sức mạnh của ý chí con người trong các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
- Tóm tắt tác phẩm Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
- Phân tích tác phẩm Hê-ra-clét đi tìm táo vàng
- Mở bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Kết bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao Mxây
- Tóm tắt truyện Chiến thắng Mtao Mxây
- Phân tích truyện Chiến thắng Mtao Mxây
- Sơ đồ tư duy bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Đóng vai Đăm Săn kể lại đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
-
Bài 2: Thơ Đường luật
- Cảm nhận bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
- Đoạn văn làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương
- Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
- Kết bài Cảm xúc mùa thu
- Mở bài Cảm xúc mùa thu
- Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
- Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2
- Nghị luận bài Tự tình của Hồ Xuân Hương
- Mở bài về bài thơ Tự tình 2
- Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2
- Phân tích 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
- Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình 2
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình
- Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
- Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu
- Cảm nhận 4 câu đầu bài Câu cá mùa thu
- Chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
- Kết bài Câu cá mùa thu hay nhất
- Mở bài Câu cá mùa thu hay nhất
- Sơ đồ tư duy bài Câu cá mùa thu
-
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
- Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến
- Tiếng cười trong Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?
- Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện
- Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?
- Phân tích nhân vật Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại
- Phân tích tâm trạng Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại
- Tóm tắt Xúy Vân giả dại
- Giới thiệu tác phẩm kịch Thị Mầu lên chùa
- Đoạn văn nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong Thị Mầu lên chùa
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
-
Bài 4: Văn bản thông tin
-
Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi
- Chứng minh Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn độc lập
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô
- Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi
- Bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi nêu lên trong Đại cáo bình Ngô
- Phân tích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
- Phân tích 2 đoạn thơ đầu bài Bình Ngô Đại Cáo
- Phân tích tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo
- Cảm nhận đoạn 1 bài thơ Bình ngô Đại Cáo
- Phân tích đoạn 3 bài thơ Bình ngô Đại Cáo
- Phân tích đoạn 2 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
- Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè
- Dàn ý bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Nghị luận bài Cảnh ngày hè
- Thuyết minh bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Dàn ý cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè
- Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè
- Sơ đồ tư duy Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Mở bài bài thơ Cảnh ngày hè
-
Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn
- Phân tích Kiêu binh nổi loạn hay nhất
- Tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu
- Phân tích nhân vật Dì Mây trong Người ở bến sông Châu
- Tóm tắt đoạn trích Kiêu binh nổi loạn
- Phân tích bài Người ở bến sông Châu
- Thuyết minh đoạn trích Hồi trống Cổ Thành
- Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ thành
- Phân tích đoạn trích Hồi trống Cổ thành
- Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành
- Tóm tắt văn bản Hồi trống Cổ Thành
-
Bài 7: Thơ tự do
- Mở bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Cảm nhận bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Dàn ý phân tích bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính đảo trong bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Kết bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương qua Đi trong hương tràm
- Phân tích bài thơ Đi trong hương tràm
- Cảm nhận bài thơ Đi trong hương tràm
- Dàn ý phân tích bài thơ Đi trong hương tràm
- Nghị luận văn học Mùa hoa mận
- Phân tích bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên
- Cảm nhận bài thơ Mùa hoa mận
- Dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận
- Tổng hợp kết bài Mùa hoa mận hay nhất
- Tổng hợp mở bài Mùa hoa mận
- Sơ đồ tư duy bài Mùa hoa mận
-
Bài 8: Văn bản nghị luận
- Không tìm thấy