Viết đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô Những bài văn hay lớp 10

Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi); trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê gồm 3 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

Viết đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô cực chất dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10 Cánh diều.

Ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô

Trong đoạn 1 của bài thơ “Đại cáo bình Ngô” chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện rất rõ ràng. Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đại Việt ta từ trước” và khẳng định: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đúng thế, đây là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những “phong tục” tập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào khác, và quan trọng hơn nữa, đã bao thế kỉ qua, nó vẫn cứ tồn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên cạnh cách triều đại của các hoàng đế Trung Hoa. Bên cạnh những giá trị nội dung khẳng định chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.

Biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu.

Đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô

Sau khi đọc "Đại cáo bình Ngô", em vô cùng ấn tượng với giọng văn hào hùng, đanh thép của tác phẩm. Nguyễn Trãi đã khéo léo kết hợp nhiều giọng điệu để phù hợp với từng nội dung trong bài cáo. Đó là giọng điệu hùng hồn khi nhắc tới tư tưởng nhân nghĩa, nền văn hiến và chủ quyền dân tộc. Hay còn là giọng mạnh mẽ, sôi nổi khi nói về những chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn. Tất cả đã góp phần tô đậm, khẳng định ý chí, khí thế và sức mạnh của người Việt. Qua đây, em càng thêm yêu mến, tự hào và trân trọng những áng văn hào hùng như "Đại cáo bình Ngô".

=> Biện pháp liệt kê: ý chí, khí thế và sức mạnh.

Đoạn văn nêu ý kiến về giọng văn hào hùng trong Bình Ngô đại cáo

Trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi đã sử dụng linh hoạt nhiều giọng điệu. Trước hết, ngay ở phần mở đầu, tác giả dùng lí lẽ, giọng điệu hùng hồn để khẳng định về tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập dân tộc và truyền thống văn hóa của nước ta. Tiếp đến, khi tố cáo tội ác kẻ thù, giọng văn thay đổi thành căm tức. Tái hiện chiến thắng dồn dập của nghĩa quân, tác giả lại sử dụng giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ, sôi nổi. Hay trong phần kết bài cáo, giọng điệu chuyển thành trầm ngâm, chất chứa bao suy tư. Có thể nói, bằng ngòi bút tài hoa cùng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã mang đến một tác phẩm giàu ý nghĩa và giá trị.

=> Biện pháp liệt kê: tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập dân tộc và truyền thống văn hóa.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 9.449
  • Dung lượng: 103,1 KB
Sắp xếp theo