Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học sở GD và ĐT Vĩnh Long Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018

Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn xin tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học sở GD và ĐT Vĩnh Long được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học sở GD và ĐT Vĩnh Long là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG

KÌ THI KHẢO SÁT THPTQG LẦN 3-NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC_KHỐI 12

Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian giao đề)

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

-------------------------------------------------------

Câu 1: Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Saccarozơ. B.Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Amilozơ.

Câu 2: Cho 3,2g bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (l) khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,896 B. 0,672 C. 0,224 D. 0,336

Câu 3: Phát biểu không đúng là

A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với HCl lại thu được phenol.

B. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2lại thu được axit axetic.

C. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.

D.Amoniac phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với NaOH lại thu được amoniac.

Câu 4: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Pb . B.W. C. Hg. D. Li.

Câu 5: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch NaOH loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,24lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít . D. 6,72 lít.

Câu 6: Anken nào sau đây là thích hợp nhất dùng để điều chế 3-metylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hoá?

A. 2,2-đimetyl pent-2-en B. 3-etyl pent-2-en

C. 3-metyl pent-2-en D. 3-etyl pent-1-en

Câu 7: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau.

Giá trị của b là

A. 0,1. B.0,12. C. 0,08. D. 0,11.

Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm hai khí có tỉ khối so với H2 bằng 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2

A. 60%. B. 40%. C . 78,09%. D. 34,3%.

Câu 9: Cho hợp chất X sau đây:

X có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau khi phản ứng thế với clo:

A. 7. B. 6. C. 4 . D. 5.

Câu 10: Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch ?

A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch

Câu 11: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5 M và BaCl2 0,4 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 29,55 gam B. 19,7 gam C. 23,64 gam D. 17,73 gam

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo