Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử - Địa lý 8 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn phạm vi ôn tập kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương học kì 2 Lịch sử - Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

ỦY BAN NHÂN DÂN …………..

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC: 2023-2024

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ sự thống trị của

A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.

Câu 2: Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là

A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 3: Ở Campuchia, trong những năm 1885 - 1895 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 4:Nhận xét nào dưới đây đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?

A. Thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 6: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Câu 7: Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hà Nội.
D. Thuận An.

Câu 8: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.
B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 9: Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào

A. Gia Định.
B. Vĩnh Long.
C. Hà Tiên.
D. An Giang.

Câu 10: Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu 11: Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là

A. Luật Gia Long.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Luật Hồng Đức.

Câu 12: Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?

A. 2 bộ phận.
B. 3 bộ phận.
C. 4 bộ phận.
D. 5 bộ phận.

Câu 13: Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?

A. Mãn Thanh.
B. Xiêm.
C. Chân Lạp.
D. Lào.

Câu 14: Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của

A. các nước Xiêm và Chân Lạp.
B. các nước Lào, Chân Lạp.
C. chính quyền Mãn Thanh.
D. các nước phương Tây.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?

A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.
B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
C. Thực hiện chính sách doanh điền.
D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.

Câu 16: Nội dung nào sau không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 - 1914)?

A. Bù đắp thiệt hại cho cuộc chiến tranh xâm lược và bình định.
B. Bóc lột nhân dân thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.
C. Khuếch trương công lao “khai hóa văn minh” của Pháp.
D. Bù đắp thiệt hại của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 17: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1858 - 1884.
B. 1885 - 1896.
C. 1897 - 1914.
D. 1919 - 1929.

Câu 18: Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
C. Tập trung khai thác than và kim loại.
D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.

Câu 19: Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?

A. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.
B. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.
C. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
D. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.

Câu 20: Trong những năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức

A. phong trào Đông Du.
B. phong trào Duy Tân.
C. ám sát các tên Việt gian.
D. vụ Hà thành đầu độc

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1 C

2 A

3 D

4 B

5 C

6 A

7 A

8 C

9 A

10 C

11 A

12 B

13 A

14 D

15 B

16 D

17 C

18 A

19 B

20 A

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 

Câu 1: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta bắt đầu từ năm nào?

A. 1987
B. 1988
C. 1985
D. 1986

Câu 2: Vùng đất của nước ta là vùng:

A. phần được giới hạn bởi đường biên giới.
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
D. phần đất liền giáp biển.

Câu 3: Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là:

A. Tây Nam và Đông Bắc
B. Nam và Tây Nam
C. Tây Bắc và Đông Nam
D. Bắc và Đông Bắc

Câu 4: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng địa hình nào của nước ta?

A. Vùng Đông Bắc
B. Vùng Tây Nam
C. Vùng Trường Sơn Bắc.
D. Vùng Tây Bắc.

Câu 5: Khí hậu nước ta chia thành:

A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.
B. Ba mùa rõ rệt trong năm.
C. Hai mùa rõ rệt trong năm.
D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.

Câu 6: Đặc điểm không đúng với gió mùa Tây Nam khi thổi vào nước ta?

A. Thổi vào đồng bằng Bắc Bộ theo hướng đông nam.
B. Gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam nước ta.
C. Xuất phát từ cao áp chí tuyến bán cầu Bắc.
D. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam.

Câu 7: Phần lớn sông ngòi Đông Bắc nước ta chảy theo hướng:

A. Đông Nam – Tây Bắc.
B. Vòng cung.
C. Hướng Tây - Đông.
D. Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 8: Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?

A. 9 cửa
B. 8 cửa
C. 6 cửa
D. 7 cửa

Câu 9: Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái:

A. rừng thưa rụng lá
B. rừng tre nứa
C. rừng ngập mặn
D. rừng ôn đới.

Câu 10: Cảnh quan vùng núi ở nước ta thay đổi nhanh chóng theo:

A. mùa
B. qui luật đai cao
C. vùng, miền
D. vĩ độ.

Câu 11Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông ở khu vực Đông Nam Á và giải thích vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?

Câu 12 So sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long?

ĐÁP ÁN PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Câu 1. Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Chọn: D.

Câu 2. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Chọn: B.

Câu 3. Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9) và hướng Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).

Chọn: A.

Câu 4. Dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương và là dãy núi cao nhất nước ta nằm ở vùng Tây Bắc.

Chọn: D.

Câu 5. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió. Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Chọn: C.

Câu 6. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh bengan thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam. Nửa đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giữa và cuối mùa hạ gây mưa lớn cho Toàn Quốc. Cuối mùa hạ gió mùa Tây Nam thổi vào vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng Đông Nam.

Chọn: C.

Câu 7. Địa hình vùng Đông Bắc nước ta chạy theo hướng vòng cung nên sông ngòi ở Đông Bắc nước ta cùng có hướng chạy là hướng vòng cung. Một số con sông điển hình như sông Thái Bình, sông Kì Cùng,…

Chọn: B.

Câu 8. Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng 9 cửa sông, đó là cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và cửa Bát Xắc.

Chọn: A.

Câu 9. Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 3 trăm nghìn hecta, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo.

Chọn: C.

Câu 10. Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao. Nhờ đó ở các vùng núi cao có thể phát triển các cây trồng cận nhiệt đới hoặc nghỉ mát, du lịch.

Chọn: B.

Câu 11.

* Đặc điểm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông:

- Đặc điểm của gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. (0,75 điểm)

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xiabia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. (0,75 điểm)

- Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của. (0,5 điểm)

* Giải thích sự khác nhau: Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo. (1 điểm)

Câu 12.

Khác nhau (1,5 điểm)Đồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích 40.000 km2- Diện tích 15.000 km2
- Có hệ thống đê điều, còn nhiều ô trũng- Không có đê, có nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước
- Những vùng trong đê không được bồi đắp hằng năm- Hằng năm vẫn được bồi đắp
Giống nhau (0,5 điểm)- Đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp
- Chịu sự can thiệp của con người
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
78
  • Lượt tải: 5.256
  • Lượt xem: 60.954
  • Dung lượng: 139,7 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thuỷ Nguyễn
    Thuỷ Nguyễn

    tuyệt vời

    Thích Phản hồi 11/05/22