Dẫn chứng về đức tính chăm chỉ Ví dụ về sự chăm chỉ, cần cù
Dẫn chứng về đức tính chăm chỉ bao gồm 7 ví dụ, những tấm gương tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến trong cuộc sống, văn học, xã hội, lịch sử, thế giới để các em lồng ghép vào bài văn Nghị luận về đức tính chăm chỉ thêm thuyết phục, chặt chẽ.
Những dẫn chứng về sự chăm chỉ tiêu biểu, đặc sắc nhất, còn giúp bài văn nghị luận thêm tính chặt chẽ, đạt điểm cao. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm thật nhiều dẫn chứng về sự chăm chỉ thật hay, bổ ích.
Dẫn chứng về đức tính chăm chỉ
1. Bác Hồ
Năm 1941, Bác ra đi tìm đường cứu nước chì với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ. Bác tranh thủ học mọi lúc rảnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoài nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.
2. Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh ham học nhưng nhà nghèo không được đi học. Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghe qua các lớp học gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày phải đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.
3. Cao Bá Quát
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoa, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng.
4. Thomas Edison
Khi còn trẻ, Edison đã thực hiện nhiều phát minh. Vào thời điểm phát minh ra bóng đèn, Edison đã thất bại hơn 10.000 lần nhưng ông ấy vẫn không ngừng cố gắng. Cuối cùng, ông đã thành công. Một lần, người ta hỏi ông đã thất bại bao nhiêu lần khi cố gắng tạo ra bóng đèn mà chúng ta biết ngày nay. Edison nói: Tôi đã không thực hiện được 10.000 lần. Nhưng tôi đã tìm thấy 10.000 cách không có hiệu quả.
5. Nguyễn Khuyến
Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
6. Darwin
Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
7. Anbe Anhxtanh
Trong cuộc sống này không ít những người nổi tiếng từng bị xem là “ngu dốt”, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ đã đạt được thành công, điển hình như Anbe Anhxtanh, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông “kém trí”, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế”. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi trở thành một trong những nhà vật lí nổi tiếng của lịch sử nhân loại.