Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 - 2024 10 Đề thi giữa kì 1 Sử 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Sử 9 năm 2023 - 2024 bao gồm 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận và đặc tả đề chi tiết.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 9 năm 2023 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử lớp 9 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: 101 đề thi giữa kì 1 Toán 9, đề thi giữa học kì 1 Tiếng Anh 9.

1. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9 - Đề 1

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

I. Chọn và khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng. (1 điểm)

Câu 1: Nhiệm vụ đầu tiên của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc:

A. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội 
B. Khôi phục kinh tế
C. Giúp đỡ các nước ở Châu Âu 
D. Phát triển văn hoá, giáo dục

Câu 2: Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp sau:

A. Cơ khí
C. Luyện kim, cơ khí
B. Hoá chất
D. Vũ trụ và điện nguyên tử

Câu 3: Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công ……………….. phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.

A. bom nguyên tử
B. loại xe hơi siêu nhẹ
C. xe gắn động cơ đầu tiên 
D. đưa người vào không gian vũ trụ

Câu 4: Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ ……….. lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất:

A. Amstrong
C. Putin
B. Ga-ga-rin
D. Gooc-ba-chốp

II. Hãy điền vào ý còn thiếu trong các câu sau. (1 điểm)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh (1)…………………………ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở (2) …………….......vì các nước Bắc Phi có (3) …….. ……………………………….Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là năm của Châu Phi vì có (4) ……….Châu Phi giành được độc lập.

III. Hãy ghép sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian cột B sao cho đúng. (1 điểm)

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a ra đời

2. Nước Lào tuyên bố độc lập

3. Quốc khánh nước Việt Nam

4. Việt Nam ra nhập ASEAN

a/ 2-9-1945

b/ 17-8-1945

c/ 12-10-1945

d/ 6-8-1967

e/ 7-1995

1. ghép với …

2. ghép với …

3. ghép với …

4. ghép với …

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm): Tại sao phần lớn các nước ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á luôn không ổn định?

Câu 2: (2 điểm): Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này.

Câu 3: (2 điểm): Phân tích vì sao từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

I. Chọn và khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu mà em cho là đúng. (1 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. 1B, 2D, 3A, 4B

II. Hãy điền vào ý còn thiếu trong các câu sau. (1 điểm)

(1)giải phóng dân tộc , (2) Bắc Phi , (3) trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa, (4) 17 nước

III. Hãy ghép sự kiện lịch sử ở cột A với thời gian cột B sao cho đúng. (1 điểm)

1. ghép với b; 2. ghép với c; 3. ghép với a; 4. ghép với e

B. TỰ LUẬN

Câu 1: (3 điểm) Tại sao phần lớn các nước ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á luôn không ổn định?

Đáp án

Điểm

Tình hình châu Á không ổn định là do châu Á có vị trí chiến lược quan trọng,

1

các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới, lãnh thổ,

1

hoặc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở khu vực Tây Á (còn gọi là Trung Đông) làm cho cục diện châu Á luôn không ổn định và cẳng thẳng.

1

Câu 2: (2 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này.

Đáp án

Điểm

- Trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ động thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực.

- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời tại Băng Cốc - Thái Lan với 5 thành viên (Inđônêxia, Malaysia, Xingapo, Philippin, Thái Lan).

1

- 1984 Brunây ra nhập tổ chức này và trở thành thành viên thứ 6.

- Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7.

- Tháng 9/1997 Lào, Mianma ra nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 8 và 9.

- Tháng 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này và trở thành thành viên thứ 10.

Hoạt động chính của ASEAN: Là hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

1

Câu 3: (2 điểm): Phân tích vì sao từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại?

Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân

hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”,

tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp

của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á

(SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào

giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ

cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

- Như vậy từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á

đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

0,5

0,5

1

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Sử 9

TT

Nội dung Kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận biết

Tng

% Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời

gian

(phút)

Số

CH

Thời

gian

(phút)

Số

CH

Thời

gian

(phút)

Số

CH

Thời

gian

(phút)

Số

CH

Thời

gian

(phút)

TN

TL

1

Nội dung 1:

Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

1

3

3

1

2

Nội dung 2:

Tình hình Đông Nam Á sau 1945 và tổ chức ASEAN.

2

21

1

3

1

2

24

5

3

Nội dung 3:

Các nước Châu Phi sau năm 1945.

1

3

1

3

1

4

Nội dung 4:

Các nước Châu Á sau 1945.

1

15

1

15

3

Tổng

2

1

1

2

3

10

Tỉ lệ (%)

60

10

30

Tỉ lệ chung (%)

70

30

100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI

TT

Nội dung Kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kỹ năng

cần kiểm tra đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận biết

Nhận biết

Th ô ng hi u

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Nội dung 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX

1.1

- Nhận biết: Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX.

1

2

Nội dung 2: Tình hình Đông Nam Á sau 1945 và tổ chức ASEAN

2.1

- Nhận biết: Sự ra đời của các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào và Việt Nam ra nhập ASEAN.

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức ASEAN.

- Thông hiểu: Tình hình Đông Nam Á vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX.

1

1

1

3

Nội dung 3: Các nước Châu Phi sau năm 1945.

3.1

- Thông hiểu: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Phi sau 1945.

1

4

Nội dung 4: Các nước Châu Á sau 1945.

4.1

- Vận dụng: Tình hình bất ổn tại 1 số nước ở châu Á.

1

Tổng

3

2

1

2. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9 - Đề 2

2.1 Đề thi Sử giữa kì 1 lớp 9

Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)

Câu 1: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử
B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư
C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người đi do thám mặt trăng
D. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo

Câu 2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở ĐNA giành được độc lập trong tháng 8/1945?

A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a
B. Lào, In-đô-nê-xi-a
D. In-đô-nê-xi-a

Câu 3 . Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là:

A. Hô-xê Mác-ti
B. Phi-đen Ca-xtơ-rô
C. Nen-xơn Man đê-la
D. Áp- đen Ca-đê.

Câu 4. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, Ph-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

Câu 5: ‘Chủ nghĩa A-pac-thai’ có nghĩa là:

A. Chế độ độc tài chuyên chế
B. Chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.
C. Biểu hiện của chế độ chiếm nô
D. Biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới

Câu 6. Năm được gọi là “Năm châu Phi” là:

A. Năm 1952
B. Năm 1953
C. Năm 1959
D. Năm 1960

Phần tự luận: (7 điểm )

Câu 1 (3 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Tại sao nói "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á" ?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba.

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Sử 9

Trắc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

A

A

B

B

B

D

Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8 8 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.

* Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

* "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"

- Đến tháng 4 năm 1999, 10 nước Đông Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (ARF) nhằm tạo môi trường hoà bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển khu vực

0,5

0,5

0,5

0,5

1

2

* Các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba:

- Tháng 3 – 1952, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập ở Cu-ba và thi hành nhiều chính sách phản động.

- Ngày 26-7-1953 cuộc tấn công pháo đài Mô-ca-đa do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy

- Năm 1955, Phi-đen sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh

- Tháng 11-1956 Phi-đen trở về nước chiến đấu ở vùng Xi-e-ra

- Từ năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tiến công lớn.

- Ngày 1- 1- 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi

* Tình hữu nghị Việt Nam – CuBa:

- Việt Nam và Cu Ba đã có nhiều sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi-đen từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình".

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

1,5

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TN

TN

TL

Thấp

Cao

Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh TG thứ hai

- Sự kiện nổi bật ở LX năm 1949

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay

- Các nước giành độc lập năm 1945

- Người lãnh đạo CM Cu- ba

- 5 nước sáng lập ASEAN

- « Năm châu Phi »

- Chủ nghĩa A-pác-thai là gì?

- Nét khác biệt trong xây dựng KT giữa châu Phi và châu Á

- Nhiệm vụ quan trọng của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập?

- Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

- Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba

- Tại sao từ đầu những năm 90 của TK XX « một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA »

- Trình bày hiểu biết về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

4

2

20%

3

1,5

15%

1

3,5

35

0,5

1

10%

0,5

1,5

15%

9

9,5

95%

T.số câu:

T. số điể:m

Tỉ lệ %:

5

2,5

25%

3

1,5

15%

1

3,5

35%

0,5

1

10%

0,5

15

15%

8

10

100%

..................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9 năm 2023 - 2024

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
94
  • Lượt tải: 8.683
  • Lượt xem: 198.935
  • Dung lượng: 145,9 KB
Tìm thêm: Lịch sử 9
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Sơn Nguyên
    Trần Sơn Nguyên dễ
    Thích Phản hồi 10/11/20
    • Khoa Sẽ Gầy
      Khoa Sẽ Gầy

      ra đúng không vậy

      Thích Phản hồi 31/10/22
  • Thắng Toàn
    Thắng Toàn

    đề 1 sai câu 2 rồi, phải là D mới đúng. Đề hỏi ai giành độc lập tháng 8/1945 mà? Chứ có hỏi là năm 1945 có những nc nào giành đc độc lập đâu? sửa đi nhé?

    Thích Phản hồi 02/11/22
    • Nguyễn Hưng
      Nguyễn Hưng

      Đọc mà chả hiểu chi lun

      Thích Phản hồi 02/11/22
      • Tiểu Ngọc
        Tiểu Ngọc

        b tham khảo thui chứ đề bài mỗi trường 1 khác

        Thích Phản hồi 03/11/22
      • tuyết mai
        tuyết mai

        có nhiều câu khó vs lằng nhằng thật nhưng mà ko hc vs hiểu thì ko hiểu là đúng :)

        Thích Phản hồi 06/11/22
    • thắng nguyễn văn
      thắng nguyễn văn

      cho mình đặt câu hỏi vì xao nói từ những năm 90 của thế kỉ 20 , 1chương mới được mở ra trong lịch sử ĐNÁ

       

      Thích Phản hồi 17:02 03/11
      • Châu Hoàng
        Châu Hoàng

        *Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.

        * Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)

        - Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991).

        - Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: 01/1984 Brunây, 07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999 Campuchia.

        + ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

        + Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

        - Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:

         + Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

         + Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia

        Thích Phản hồi 22:11 03/11