Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 sách KNTT, CTST, CD

TOP 6 Đề thi Lịch sử - Địa lí 9 giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

Với 6 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 9.

TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 năm 2024 - 2025

1. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1924-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.
C. Thu hút được lao động có trình độ cao.
D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn.

Câu 2. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi.
B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam.
C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa.
D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới.

Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện là

A. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao.
D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật.

Câu 4: Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.
B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.

Câu 5: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1942)?

A. Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao.
B. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất.
C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố.
D. Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống chương trình học tập tiên tiến.

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo khuynh hướng nào?

A. Tiểu tư sản và tư sản.
B. Tư sản và vô sản.
C. Vô sản và tiểu tư sản.
D. Tư sản, tiểu tư sản và vô sản.

Câu 7: Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 8: Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
C. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930?

b. Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng?

Câu 2 (1,5 điểm). Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?

Câu 3 (0,5 điểm). Việt Nam đã tận dụng cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh để giành độc lập như thế nào?

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là?

A. Dịch vụ.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp.
D. Du lịch.

Câu 2. Đâu là mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở nước ta?

A. Nông nghiệp xanh.
B. Nông nghiệp hữu cơ.
C. Nông nghiệp sinh thái
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Cây lương thực ở nước ta bao gồm

A. Lúa, ngô, khoai, sắn.
B. Lạc, khoai, sắn, mía.
C. Lúa, ngô, đậu tương, lạc.
D. Mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 4: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là

A. Giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
C. Đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
B. Số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
D. Tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.

Câu 5: Đâu là vùng có thu nhập cao cả nước?

A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Câu 6: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ?

A. Thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.
B. Chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.
C. Làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.
D. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 7: Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.
B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều khắp lãnh thổ.

Câu 8: Đâu không phải nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?

A. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng hơn.
B. Nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
C. Hoạt động khai thác phụ thuộc vào tự nhiên.
D. Ngành nuôi trồng chủ động được nguồn hàng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Em hãy trình bày đặc điểm phân bố rừng ở nước ta.

b. Theo em, việc trồng rừng đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở Việt Nam?

Câu 3 (0,5 điểm). Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, theo em cần có những giải pháp nào?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

C

A

B

C

D

PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930

- Từ năm 1911 đến năm 1920, ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

- Từ năm 1920 đêh năm 1925, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản từ ngày 6 - 1 đến ngày 7 - 2 - 1930 để đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2 - 1930).

- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

1,0

b. cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng:

- Việt Minh trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, …

- Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

Cuộc vận động dân chủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta. Cụ thể là:

- Qua cao trào quần chúng, nhân dân được tập dượt đấu tranh.

- Chủ nghĩa Mac-LêNin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.

- Đội quân chính trị hùng hậu được hình thành qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

- Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng tám năm 1945.

1,0

Câu 3

(0,5 điểm)

- 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kinh hoang mang lo sợ, Trung ương Đảng xác định điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến và nhận thấy đây là cơ hội “ngàn năm có một” cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.

- Nhận định thời cơ chỉ tồn tại trong thời gian từ khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng Minh đến trước khi quân đồng minh kéo vào áp giải quân Nhật (đầu tháng 9/1945).

- Chúng ta kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh (Anh – Pháp – Tường) vào Đông Dương áp giải quân Nhật. Cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.

0,5

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

C

B

D

A

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Sự phân bố ngành lâm nghiệp:

- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

+ Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).

1,0

b. Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa:

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

- Mô hình nông – lâm kết hợp còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

* Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

* Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

1,0

Câu 3

(0,5 điểm)

Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp sau:

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý tới các hoạt động dịch vụ.

- Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lí 9

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

1

1

Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

1

Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

1

Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1

1

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Bài 5: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930

1

1 ý

1

1 ý

Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

1

1

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

4

1

0

1

0

1 ý

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

................

2. Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?

A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.
B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.
C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.
D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới được Nga thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kinh tế bị tàn phá.
D. Khủng hoảng chính trị.

Câu 3. Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?

A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
B. Chuẩn bị về tổ chức.
C. Xác lập một con đường cứu nước mới.
D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.

Câu 4: Vào năm 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo.
B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.
D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc.

Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?

A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Sài Gòn.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm 1929-1933 là

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.
B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.
C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D .Để giải phóng dân tộc.

Câu 8: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?

b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

Câu 2 (1,5 điểm). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:

A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.
B. Tăng người lao động có tay nghề.
C. Tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.

Câu 2. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo
B. Miền núi
C. Trung du
D. Đồng bằng

Câu 3. Đâu là mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở nước ta?

A. Nông nghiệp xanh.
B. Nông nghiệp hữu cơ.
C. Nông nghiệp sinh thái
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở nước ta?

A. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
C. Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu.

Câu 5: Đâu là không phải biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta?

A. Phân bố lại dân cư và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các vùng.
B. Thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các ngành hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động, đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm.
D. Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

Câu 6: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Câu 7: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào?

A. Dân cư và nguồn lao động.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.

Câu 8: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:

A. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.
B. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.
C. Công nghiệp sản xuất năng lượng điện.
D. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Cơ cấu dân số nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội?

b. Cần có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này?

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

Câu 3 (0,5 điểm). Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để phát triển ngành du lịch ở nước ta?

Đáp án đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

D

B

C

B

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba.

+ Phát xít Đức đã tấn công Liên Xô, thế giới đã hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít.

- Trong nước, thực dân Pháp câu kết với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân Đông Dương.

- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc về nước để lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng).

+ Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.

1,0

b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động to lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước:

- Việt Minh trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, …

- Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

- Các bậc tiền bối đều cứu nước theo khuunh hướng dân chủ tư sản, tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập dân tộc.

+ Phan Bội Châu đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc:

+ Chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển, xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào mình.

+ Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Người khẳng định cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

0,5

0,5

Câu 3

(0,5 điểm)

Nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của Cách mạng tháng Mười vì:

- Quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ chính quyền cách mạng mới thành lập.

- Chính quyền Xô-viết thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn.

- Hồng quân Liên Xô dũng cảm chiến đấu, với những nhà lãnh đạo quân sự tài ba đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản. Nhà nước Xô-viết được bảo vệ và giữ vững.

0,5

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 9

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

D

A

C

D

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. * Thuận lợi: Theo cơ cấu đan số nước ta số người trong độ tuổi lao động khá cao bảo đảm nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra, hằng năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người tạo thêm nguồn lao động dự trữ.

* Khó khăn: Tuy số lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn song trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu đời sống của một số dân quá đông. Ngoài ra còn gây nhiều bất ổn về xã hội và bảo vệ môi trường.

1,0

b. Các biện pháp khắc phục khó khăn:

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở ra nhiều khu công nghiệp, nhà máy, kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giải quyết dư thừa lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động .

- Nhà nước có chính sách hợp lí về xuất khẩu lao động sang các nước công nghiệp tiên tiến vừa giảm bớt sức ép về thất nghiệp vừa tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu học hỏi kĩ thuật, nâng cao tay nghề.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

- Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú.

- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các nghành chế biến thực phẩm.

- Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây.

- Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta.

1,0

Câu 3

(0,5 điểm)

- Phải có tài nguyên du lịch phong phú:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, nhiều động, thực vật quí hiếm.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian ..

- Có các địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng di sản Thế Giới như: Vịnh Hạ long, Phong nha kẽ bàng, Cố đô Huế, Mĩ sơn - Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên.

- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu.

0,5

Ma trận đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

1

1

Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

1

Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

1

Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930

1

Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thánh lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1

1

1

Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939

1

Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

1 ý

1

1 ý

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

4

1

0

1

0

1 ý

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

1 ý

1

1 ý

Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1

Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

1

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1

Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả

1

Bài 6: Công nghiệp

1

1

Bài 7: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta

1

Bài 8. Dịch vụ

1

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

4

1

0

1

0

1 ý

Điểm số

1,0

1,0

1,0

0,5

0

1,0

0

0,5

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về

...........

3. Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào:

A. Tháng 12 – 1922.
B. Tháng 3 – 1921.
C. Tháng 12 – 1925.
D. Tháng 6 – 1941.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng về Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven?

A. Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
B. Góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
C. Cải tổ, phục hồi ngành công nghiệp nặng, tạo thêm nhiều việc làm mới.
D. Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, tình hình chính trị, xã hội dần dần ổn định.

Câu 3. Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thời gian nào?

A. Tháng 7 – 1921.
B. Tháng 5 – 1919.
C. Tháng 5 – 1920.
D. Tháng 7 – 1937.

Câu 4: Đóng vai trò trụ cột, quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít là:

A. Mỹ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. I-ta-li-a.

Câu 5: Tổ chức yêu nước cách mạng được thành lập vào tháng 12 – 1927 là:

A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Hội Phục Việt.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp?

A. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
B. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.
D. Là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.

Câu 7: Cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại cấc lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu là:

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đời sống công nhân.
D. Đường Kách mệnh.

Câu 8: Đâu không phải là thành tựu của Liên Xô về xã hội, văn hóa, giáo dục trong giai đoạn 1922 đến năm 1945?

A. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn.
B. Giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, còn lại giai cấp công nhân và nông dân tập thể, tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa.
C. Xóa được nạn mù chữ.
D. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Vì sao Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-shi-ma và Na-ga-sha-ki của Nhật Bản năm 1945?

Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930?

Câu 3 (1,5 điểm).

a. Trong điều kiện lịch sử nào ba tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam năm 1929?

b. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên dẫn đến thành lập Đông Dương Cộng sản đảng như thế nào?

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Lựa chọn 1 phương án thích hợp nhất trong các câu sau:

Câu 1. Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Đồng bằng, duyên hải.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Nước ngoài.

Câu 2. Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc:

A. Tày, Nùng, Dao, Thái, HMông.
B. Tày, Nùng, Ê -đê, Ba Na.
C. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

Câu 3: Loại cây nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?

A. Cây lương thực.
B. Cây hoa màu.
C. Cây công nghiệp.
D. Cây ăn quả và rau đậu.

Câu 4: Loại rừng nào sau đây cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu ?

A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng nguyên sinh.
D. Rừng phòng hộ.

Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng

A. rừng sản xuất.
B. rừng đặc dụng.
C. rừng nguyên sinh.
D. rừng phòng hộ.

Câu 6: Hoạt động khai thác ở nước ta phát triển mạnh ở đâu?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 7. Hoạt động công nghiệp ở nước ta tập trung nhất ở các vùng:

A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta phát triển mạnh ở các đô thị

A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Nam Định.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
D. Hải Phòng, Cần Thơ.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản nước ta.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho bảng sau

  1. Trắc nghiệm(2,0 điểm) Lựa chọn 1 phương án thích hợp nhất trong các câu sau:

Câu 1. Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

  1. Đồng bằng, duyên hải.
  2. Miền núi.
  3. Hải đảo.
  4. Nước ngoài.

Câu 2. Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc:

  1. Tày, Nùng, Dao, Thái, HMông.
  2. Tày, Nùng, Ê -đê, Ba Na.
  3. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
  4. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.

Câu 3: Loại cây nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?

  1. Cây lương thực.
  2. Cây hoa màu.
  3. Cây công nghiệp.
  4. Cây ăn quả và rau đậu.

Câu 4: Loại rừng nào sau đây cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu ?

  1. Rừng sản xuất.
  2. Rừng đặc dụng.
  3. Rừng nguyên sinh.
  4. Rừng phòng hộ.

Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng

  1. rừng sản xuất.
  2. rừng đặc dụng.
  3. rừng nguyên sinh.
  4. rừng phòng hộ.

Câu 6: Hoạt động khai thác ở nước ta phát triển mạnh ở đâu?

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 7. Hoạt động công nghiệp ở nước ta tập trung nhất ở các vùng:

  1. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  3. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
  4. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta phát triển mạnh ở các đô thị

  1. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Hà Nội, Nam Định.
  3. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
  4. Hải Phòng, Cần Thơ.
  5. Tự luận(3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản nước ta.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho bảng sau

SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1989-2021

Năm

1989

1999

2009

2021

Số dân (triệu người)

64,4

76,5

86,0

98,5

Tỉ lệ tăng dân số (%)

2,10

1,51

1,06

0,94

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Dựa vào bảng trên, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 - 2021.

Câu 3 (0,5 điểm): Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9

Xem nội dung chi tiết đề thi trong file tải về

Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9

Xem nội dung chi tiết đề thi trong file tải về

..........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 9 giữa kì 1

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Lịch sử 9
4 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Trần Sơn Nguyên
    Trần Sơn Nguyên dễ
    Thích Phản hồi 10/11/20
    • Khoa Sẽ Gầy
      Khoa Sẽ Gầy

      ra đúng không vậy

      Thích Phản hồi 31/10/22
  • Thắng Toàn
    Thắng Toàn

    đề 1 sai câu 2 rồi, phải là D mới đúng. Đề hỏi ai giành độc lập tháng 8/1945 mà? Chứ có hỏi là năm 1945 có những nc nào giành đc độc lập đâu? sửa đi nhé?

    Thích Phản hồi 02/11/22
    • Nguyễn Hưng
      Nguyễn Hưng

      Đọc mà chả hiểu chi lun

      Thích Phản hồi 02/11/22
      • Tiểu Ngọc
        Tiểu Ngọc

        b tham khảo thui chứ đề bài mỗi trường 1 khác

        Thích Phản hồi 03/11/22
      • tuyết mai
        tuyết mai

        có nhiều câu khó vs lằng nhằng thật nhưng mà ko hc vs hiểu thì ko hiểu là đúng :)

        Thích Phản hồi 06/11/22
    • thắng nguyễn văn
      thắng nguyễn văn

      cho mình đặt câu hỏi vì xao nói từ những năm 90 của thế kỉ 20 , 1chương mới được mở ra trong lịch sử ĐNÁ

       

      Thích Phản hồi 17:02 03/11
      • Châu Hoàng
        Châu Hoàng

        *Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.

        * Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)

        - Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991).

        - Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: 01/1984 Brunây, 07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999 Campuchia.

        + ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

        + Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

        - Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:

         + Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

         + Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia

        Thích Phản hồi 22:11 03/11