Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 tổng hợp 6 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 6 Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề đa dạng gồm 2 đề cấu trúc 50% trắc nghiệm kết hợp 50% tự luận và 2 đề 600% trắc nghiệm + 40% tự luận, 2 đề cấu trúc 70% trắc nghiệm + 30% tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 9

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm)

Câu 1: Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây?

A. Sống vì bản thân.
B. Sống có lý tưởng.
C. Sống vụ lợi.
D. Sống tư lợi.

Câu 2: Người sống có lý tưởng là người xác định được mục đích sống

A. vụ lợi
B. tư lợi.
C. cho mình.
D. cao đẹp.

Câu 3: Việc mỗi cá nhân xác định được mục đích sống cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sống có lý tưởng.
B. Sống có kế hoạch.
C. Sống có nội dung.
D. Sống có hưởng thụ.

Câu 4: Sống có lý tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành

A. thủ đoạn của bản thân.
B. mục tiêu của bản thân.
C. âm mưu của bản thân.
D. các thủ đoạn để vụ lợi.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc sống có lý tưởng?

A. Được xã hội công nhận.
B. Được mọi người tin tưởng.
C. Được bổ nhiệm mọi chức vụ.
D. Được mọi người tôn trọng.

Câu 6: Một người có hành vi rộng lòng tha thứ cho lỗi lầm của người khác là biểu hiện của người có đức tính

A. khoan dung.
B. sáng tạo.
C. năng động.
D. cần cù.

Câu 7: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người có đức tính nào sau đây?

A. Người biết khoan dung.
B. Người sống giản dị.
C. Người trung thực.
D. Người tự trọng

Câu 8: Người luôn lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến là biểu hiện của

A. giản dị.
B. trung thực.
C. khoan dung.
D. khiêm tốn.

Câu 9: Nhờ có lòng khoan dung sẽ làm cho cuộc sống và mối quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái và

A. phụ thuộc nhau hơn.
B. ngày càng xa cách.
C. tốt đẹp hơn.
D. xấu xí hơn.

Câu 10: Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân hoặc tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Hoạt động ngoại giao.
B. Hoạt động kinh tế.
C. Hoạt động cộng đồng.
D. Hoạt động khoa học.

Câu 11: Đối với cá nhân, hoạt động cộng đồng giúp các cá nhân

A. thu được nhiều lợi nhuận.
B. được thăng quan, tiến chức.
C. được bổ sung quyền lực.
D. được mở rộng hiểu biết.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng đối với mỗi cá nhân?

A. Giúp mở rộng hiểu biết.
B. Gia tăng tài chính cá nhân.
C. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
D. Phát huy tinh thần trách nhiệm.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay?

A. Sống có trách nhiệm xã hội.
B. Sống vì tiền tài, danh vọng.
C. Sống không có hoài bão ước mơ.
D. Sống quên quá khứ của dân tộc.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây biểu hiện lối sống thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay?

A. Sáng tạo trong công việc.
B. Vượt khó trong học tập.
C. Đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
D. Sống ỷ lại, thực dụng.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay?

A. Phấn đấu vì lý tưởng của Đảng.
B. Tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.
C. Sống vụ lợi, đam mê hưởng thụ.
D. Tích cực lao động sản xuất.

Câu 16: Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp, thanh niên học sinh ngày nay cần phải tránh tư tưởng nào dưới đây?

A. Tích cực học tập và rèn luyện.
B. Tham gia hoạt động cộng đồng.
C. Đề cao các giá trị của đồng tiền.
D. Phê phán những lối sống tiêu cực

Câu 17: Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên Việt Nam hiện nay?

A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu vật chất tầm thường.
B. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
C. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
D. Dễ làm, khó bỏ, đề cao những giá trị lợi ích cá nhân.

Câu 18: Câu ca dao tục ngữ: “Chín bỏ làm mười”, nói về phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Lòng trung thành.
B. Tinh thần đoàn kết.
C. Lòng khoan dung.
D. Lòng tự trọng.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của khoan dung?

A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
B. Mắng bạn khi làm sai.
C. Hay chê bai người khác
D. Hãy trả đũa người khác

Câu 20: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

A. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.
B. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét.
C. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

Câu 21: Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung là biện pháp rèn luyện để trở thành người

A. có lòng khoan dung.
B. có lòng yêu Tổ quốc.
C. có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
D. có lòng biết ơn.

Câu 22: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động cộng đồng?

A. Lớp học nghệ thuật truyền thống.
B. Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh.
C. Ủng hộ quần áo cho trẻ em nghèo.
D. Hướng dẫn người nghèo vay vốn.

Câu 23: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Thiện nguyện.
B. Nhân đạo.
C. Đền ơn đáp nghĩa.
D. Đầu tư chứng khoán.

Câu 24: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Tham gia các tổ chức mua bán, vận chuyển chất cấm.
B. Ủng hộ quần áo cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
C. Tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo”.
D. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

Câu 25: Vào các dịp hè, các bạn thanh niên thường đăng kí tham gia tình nguyện tại các vùng khó khăn để giúp đỡ các em nhỏ và bà con nhân dân tại đó, việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.
B. Nhiệm vụ của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Mục đích của thanh niên.

Câu 26: Do gây tai nạn nghiêm trọng trong một lần ngủ gật khi đang lái xe khách, anh H phải chấp hành hình phạt tù. Sau khi chấp hành hình phạt, trở về nhà, anh thường lủi thủi một mình, không dám giao tiếp với ai vì ngại bị phân biệt, kì thị. Thấy vậy, T rất thương anh vì trước kia, anh rất vui vẻ, hoà đồng với mọi người. T bàn với các bạn trong xóm tìm cách để gần gũi, động viên, chia sẻ, giúp anh vượt qua được mặc cảm, nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng. Việc làm của T và các bạn là thể hiện người có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A. Sống có lý tưởng.
B. Sống khoan dung.
C. Sống ích kỷ.
D. Sống xa cách.

Câu 27: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của hoạt động cộng đồng đối với cá nhân?

A. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
B. Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm.
C. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.
D. Phát huy sức mạnh của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng.

Câu 28: Biện pháp nào sau đây là giúp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?

A. Đề xuất các hoạt động phong phú, thiết thực.
B. Tham gia các câu lạc bộ từ thiện, nhân đạo.
C. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.
D. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí.

II.PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 2 điểm): Đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi

Hưởng ứng phong trào ủng hộ xây trường học cho học sinh ở vùng cao, trường X đã tổ chức giải chạy. Với mỗi học sinh tham gia cuộc thi, nhà trường sẽ đóng góp 20 nghìn đồng để ủng hộ cho phong trào. Thông qua hoạt động này, tổng số tiền ủng hộ là 30 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng được nhà trường tài trợ từ 500 học sinh tham gia giải chạy và 20 triệu đồng đến từ các nhà hảo tâm. Mỗi bạn học sinh tham gia giải chạy đều cảm thấy việc làm của mình thật ý nghĩa, góp phần phát huy sức mạnh của cộng đồng.

a) Em hãy cho biết hoạt động cộng đồng nào được thể hiện trong trường hợp trên. Hoạt động đó do chủ thể nào thực hiện?

b) Em hãy cho biết ý nghĩa của hoạt động cộng đồng đó đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo em, các chủ thể tham gia hoạt động cộng đồng trên sẽ mang đến điều gì cho cộng đồng?

Câu 2 ( 1 điểm): Những suy nghĩ, hành động, việc làm của chủ thể nào dưới đây thể hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Giải thích vì sao.
Anh K rất say mê nghiên cứu, chế tạo, anh đã chế tạo một chiếc xe tải cũ thành một thư viện lưu động để mang sách đọc đến cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 9

Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 9

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

5

1,25

5

1,25

1

0,25

1

0

1

11

1

2,75

1

37,5

2

Bài 2: Khoan dung

3

0,75

4

1

1

0,25

0

8

0

2

0

20

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

4

1

3

0,75

2

1

0,5

2

0

9

1

2,25

2

42,5

Tổng

12

0

3

0

12

0

3

0

4

1

1

2

0

1

0

1

28

2

7

3

100

Tỷ lệ %

30

30

30

10

30

10

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I

TT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Các mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

1. Sống có lý tưởng

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

Vận dụng:

Xác định được lí tưởng sống của bản thân.

Vận dụng cao:

Học tập, rèn luyện theo lí tưởng đã xác định của bản thân.

5

0

0

0

0

0

0

1

2

2. Khoan dung

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm khoan dung.

- Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung.

Thông hiểu:

Giải thích được giá trị của khoan dung.

Vận dụng:

- Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

- Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn.

3

0

0

1

0

0

0

0

3

3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết:

- Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng.

- Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Thông hiểu:

Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng.

Vận dụng:

- Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

- Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng và thực hiện những việc làm đã chọn.

4

0

0

0

0

1

0

0

4

Tổng

12

0

0

1

0

1

0

1

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨