Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 - 2024 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 9 năm 2023 - 2024 tuyển chọn 7 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Hóa học 9 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

TOP 7 Đề thi Hóa 9 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp với tự luận có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 7 đề thi giữa kì 1 Hóa học 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 9, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9.

Đề thi giữa kì 1 Hóa 9 năm 2023 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào sau đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. BaO, Na2O, SO2
B. Fe2O3, BaO, ZnO
C. CO2, SO2, P2O5
D. ZnO, CaO, N2O5

Câu 2. Dùng chất nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột Na2CO3 và Na2SO4

A. H2O
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaCl
D. CO2

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO
B. Fe2O3
C. CaO
D. Na2O

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào sau đây dùng để điều chế khí lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm?

A. Na2SO3 và H2SO4
B. Na2SO3 và Ca(OH)2
C. S và O2 (đốt S)
D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. HCl, KCl
B. K2SO4 và AgNO3
C. H2SO4 và BaO
D. NaNO3 và H2SO4

Câu 6. Kim loại X tác dụng với HCl loãng giải phóng khí Hiđro. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Al
B. Mg và Fe
C. Na và Mg
D. Al và Cu

Câu 7. Dãy chất nào sau đây gồm bazơ bị nhiệt phân hủy là?

A. Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2
B. NaOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2
C. NaOH, BaOH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3
D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 8. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3
D. NaHCO3, CO2

Câu 9. Cặp chất khi phản ứng tạo ra chất khí là.

A. Na2CO3 và HCl
B. AgNO3 và BaCl2
C. K2SO4 và BaCl2
D. NaOH và Fe(NO3)3

Câu 10. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí gồm N2, SO2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4
B. Ca(OH)2
C. NaHSO3
D. CaCl2

Câu 11. Dãy gồm các chất phản ứng được với H2SO4 đặc nóng

A. Ag, Mg(OH)2, CaO và Na2CO3
B. Fe, Cu(OH)2, CO2 và Na2SO4
C. Ag, CO2, P2O5 và Na2SO4
D. Au, Mg(OH)2, P2O5 và S

Câu 12. Cho 9,75 gam Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí Hidro thoát ra (Đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 1,12 lít
D. 3,36 lít

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2. (2đ) Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3. Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3. (2đ) Dung dịch X chứa 9,4 gam K2O và 190,6 gam nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được m gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính m.

c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết m gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Hóa 9

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1 C2 B3 C4 A5 C6 D
7 D8 C9 A10 B11 A12 D

II. Tự luận

Câu 1.

1) 4Na + O2 → 2Na2O

2) Na2O + H2O → 2NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O → 2NaOH + H2+ Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Câu 2.

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.

Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.

HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.

Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.

Phương trình hóa học:

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

Câu 3.

nK2O = 0,1 mol.

mCuSO4 = (200.16)/100 = 32 gam

nCuSO4 = 32/160 = 0,2 mol

a) Phương trình phản ứng hóa học

K2O + H2O → 2KOH

0,1 mol → 0,2 mol

Nồng độ % X (tức dung dịch KOH)

mdung dịch = 9,4 + 190,6 = 200 gam

mKOH = 0,2. 56 = 11,2 gam

C% KOH = (11,2/200)/.100 = 5,6%

b)

2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

0,2 mol → 0,1 mol → 0,1 mol

Kết tủa ở đây chính là Cu(OH)2

m = 0,1. 98 = 9,8 gam

c) Phương trình hóa học

Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

0,1 mol → 0,1 mol

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

0,2 mol ← 0,1mol

Thể tích dung dịch HCl 2M : Vdd = n.V = 0,2/2 = 0,1 lít

Ma trận đề thi giữa kì 1 Hóa học 9

Nội dung

Biết

Hiểu

Vận dụng

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tính chất hóa học của oxit, axit

- Biết được tính chất hóa học của oxit và axit

-Dựa và tính chất hóa học để hoàn thành các PTHH (PISA)

- Dựa vào tính chất hóa học viết PTHH điều chế các chất.

- Tính toán theo phương trình hóa học.

Số câu

Số điểm

2

0,75

1

2

1

3

4

5,75

2. Bazơ

Biết tính chất hóa học chung của bazơ

Số câu

Số điểm

1

0,25

1

0,25

3. Muối

Biết tính chất hóa học chung của muối

-Viết PTPƯ thể hiện tính chất của muối

Nhận biết được muối, giải các bài tập liên quan

Số câu

Số điểm

1

1

1

3

2

4

Đề kiểm tra Hóa 9 giữa kì 1 năm 2023 - Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 9

I. Trắc nghiệm : (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1: Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Cu(OH)2 bởi nhiệt là :

A. CuO và H2.
B. Cu, H2O và O2 .
C. Cu, O2 và H2 .
D. CuO và H2O.

Câu 2: Chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với CO2 là:

A. Mg(OH)2.
B. Ca(OH)2.
C. BaCl2.
D. Fe(OH)3 .

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau :

X + 2KOH → K2SO3 + H2O . Vậy X có thể là chất nào sau đây:

A. SO2.
B. HCl.
C. BaCl2.
D. SO3.

Câu 4: Hòa tan 0,2 mol NaOH vào trong nước tạo thành 800ml dung dịch:

Dung dịch này có nồng độ mol là:

A.0,25 M.
B.10 M.
C.2,5 M.
D. 3,5. M

Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong dung dịch:

A. AgNO3và BaCl2.
B. CaCl2và Na2CO3.
C. Ba(OH)2và H2SO4.
D. AgNO3và BaNO3.

Câu 6: Để phân biệt dung dịch K2CO3 và dung dịch K2SO4. Người ta dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau:

A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch Pb(NO3)2.
D. Dung dịch HCl.

Câu 7: Cách sắp xếp nào sau đây theo đúng thứ tự: oxit, axit, bazơ, muối:

A. Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3. NaCl .
B. Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2, NaCl.
C. Al2O3, H2SO4, NaCl, Ca(OH)2.
D. Al2O3, NaCl, Ca(OH)2, H2SO4.

Câu 8:Hòa tan hoàn toàn 10,6 g Na2CO3 vào dung dịch HCl. Thể tích khí CO2 thoát ra ở đktc là:

A. 22,4 lít.
B. 4,38 lit.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.

II. Tự luận: ( 8 điểm)

Câu 9: ( 2,5đ) Nêu Tính chất hóa học của muối, Lấy ví dụ minh họa

Câu 10: (2đ) Hãy thực hiện chuyển đổi hoá học sau bằng cách viết các ptpư (ghi rõ điều kiện nếu có) CuCl2 -> Cu(OH)2-> CuO -> CuSO4 -> CuCl2

Câu 11 : (2,5đ) Trộn dung dịch HCl có chứa 1 mol HCl với 200g dung dịch NaOH 40%

a. Viết phương trình phản ứng

b. Tính khối lượng của muối và các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 12: (1đ) Khối lượng riêng của dung dịch NaOH 12% là 1,1g/ml. Hăy tính nồng độ mol của dung dịch NaOH 12% nói trên.

(Cho biết Na = 23, O = 16, H=1, C=12, Cl=35,5)

Đáp án đề thi giữa kì Hóa 9

I. Trắc nghiệm Mỗi câu đúng được 0.25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

A

A

D

D

B

C

II. Tự luận

Câu 9: Tính chất hóa học của muối

( 0,5 đ) + Tác dụng với kim loại: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

( 0,5 đ) + Tác dụng với axit : H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

( 0,5 đ) + Tác dụng với dung dịch Bazơ : 2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl

( 0,5 đ) + Tác dụng với muối khác: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH

.....................

Ma trận đề kiểm tra Hóa 9 giữa kì 1

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở

mức cao hơn

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Bazơ

-Nêu được tính chất hóa học của bazơ

- Viết được phương trình minh họa tính chất hóa học của bazơ tan, không tan

-. Tính được khối lượng hoặc thể tích của một số dung dịch bazơ, bazơ trong phản ứng

.

Phân biệt được một số dung dịch bazơ

Số câu hỏi

1

2

1

1

5

Số điểm

0,25

0,5

0,25

2.5

3,5

(35%)

2. Muối

-Nêu được tính chất hóa học của muối

- Khái niệm phản ứng trao đổi

Viết được phương trình minh họa tính chất hóa học của muối

- Phân biệt được những phản ứng xảy ra và không xảy ra

- Tính được khối lượng hoặc thể dung dịch muối trong phản ứng

Tính được nồng phần trăm, nồng độ mol khi biết khối lương riêng của một số muối

Số câu hỏi

1

2

1

4

Số điểm

2,5

0,5

1

4

(40%)

3. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Nêu được sơ đồ muối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

- Viết được phương trình biểu diễn sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất

Tính khối lượng hoặc thể tích, nồng độ của một số dung dịch trong phản ứng

Số câu hỏi

1

1

1

3

Số điểm

0,25

2

0,25

2,5 (25%)

Tổng số câu

Tổng số điểm

2

0,5

5%

1

2,5

25%

4

1

10%

1

2

20%

2

0,5

5%

1

2.5

25%

1

1

10%

12

10,0

100%

Đề kiểm tra Hóa 9 giữa kì 1 năm 2023 - Đề 3

Đề thi giữa kì 1 Hoá 9

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm).

Hãy chọn một trong những chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các oxit sau, oxit không tan trong nước là

A. MgO.
B. P2O5.
C . Na2O.
D. CO2.

Câu 2: Oxit tác dụng được với dung dịch HCl là

A.SO2.
B. CO2.
C. CuO.
D. P2O5.

Câu 3: Nhóm chỉ gồm các oxit axit là:

A. CO2, P2O5, MgO, SO2.
B. CO2, P2O5, NO, SO2.
C. CO, P2O5, MgO, SO2.
D. CO2, P2O5, SO3, SO2.

Câu 4: Để pha loãng H2SO4 đặc an toàn, cần

A. cho từ từ H2SO4đặc vào bình đựng nước.
B. cho từ từ nước vào bình đựng H2SO4đặc.
C. rót đồng thời H2SO4đặc và nước vào bình.
D. cách A và B đều dùng được.

Câu 5: Cho các dung dịch sau: NaCl, NaOH, HCl, H2SO4, KNO3. Trong các dung dịch trên, có bao nhiêu dung dịch có pH < 7?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 6: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào một ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng nào xảy ra?

A. Có kết tủa màu xanh.
B. Có kết tủa màu nâu đỏ.
C. Có kết tủa, sau đó tan đi.
D. Có kết tủa màu trắng.

Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2?

A. CO2.
B. Na2O.
C. CO.
D. MgO.

Câu 8: Phản ứng được sử dụng để điều chế NaOH trong công nghiệp là

A. 2Na + 2H2O →2NaOH + H2.
B. Na2CO3+ Ba(OH)2 →BaCO3 + 2NaOH.
C. Na2O + H2O →2NaOH.
D. 2NaCl + 2H2O →đpdd2NaOH + H2 + Cl2.

Phần II: Tự luận (6,0 điểm).

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao vôi sống sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên?

Câu 2: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: NaCl, HCl, Na2SO4.

Câu 3: (1,5 điểm) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

FeSO4 → (1) FeCl2→ (2) Fe(OH)2→ (3) FeO

Câu 4: (2,5 điểm) Cho một hỗn hợp 2 muối khan MgCl2 và CaCO3 phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).

a. Viết PTHH xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng.

c. Nếu dùng 80 ml dung dịch axit HCl trên trung hòa với 80ml NaOH 2M thì dung dịch sau phản ứng làm nước bắp cải tím chuyển sang màu gì? (Biết: Ca = 40, C =12, O =16)

Đáp án đề thi Hóa giữa học kì 1 lớp 9

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Phần I: HS chọn đúng mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

D

A

A

B

A

D

4,0đ

Phần II:

Câu 1.Vì vôi sống sẽ hấp thụ khí cacbon đioxit có trong không khí tạo thành canxi cacbonat

0,5đ

Câu 2. Dùng quỳ tím nhận ra dung dịch HCl (quỳ tím hóa đỏ), quỳ tím không đổi màu là NaCl và Na2SO4.

Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra dung dịch Na2SO4 (có kết tủa trắng). Dung dịch không phản ứng là NaCl.

Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2NaCl

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3.

(1): FeSO4 + BaCl2→ BaSO4 ↓ + FeCl2

(2): FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2

(3): Fe(OH)2 →t0 FeO + H2O

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 4.

a/ CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

0,5đ

b/ n CO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

0,3mol 0,6mol 0,3mol

CM HCl = 0,6: 0,4 = 1,5 M

0,25đ

0,25đ

0,25đ

c/ HCl + NaOH →NaCl + 2H2O

1mol                         1mol

0,12                              0,16

Số mol của HCl: n = CM . V = 80/1000 x 1,5 = 0,12 (mol)

Số mol của NaOH: n = CM . V = 80/1000 x 2 = 0, 16 (mol)

Tỉ lệ: 0,12/1 < 0,16/1 Vậy sau phản ứng NaOH dư nên dung dịch làm quì tím hóa xanh.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

Ma trận đề thi Hóa giữa học kì 1 lớp 9

Nội dung kiến thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. OXIT

Nhận ra được oxit không tan trong nước, oxit tác dụng với axit, oxit axit, oxit bazơ.

Giải thích được hiện tượng vôi sống giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong không khí.

Số câu

3

1

4

Số điểm.

Tỉ lệ %

1,5

15%

0,5

5%

2,0

20%

2. AXIT

Nhận ra cách pha loãng H2SO,

Phân biệt được các chất bằng phương pháp hóa học.

Số câu

1

1

2

Số điểm.

Tỉ lệ %

0,5

5%

1,5

15%

2,0

20%

3. BAZƠ

Nhận ra, phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp, dựa vào pH để xác định tính axit, bazơ.

Xác định được chất tác dụng với dd bazơ, chất kết tủa sau khi trộn 2 dung dịch với nhau.

Số câu

2

2

4

Số điểm.

Tỉ lệ %

1,0

10%

1,0

10%

2,0

20%

4. MUỐI

Tính được CM của dung dịch. Xđ được dd sau p/ư làm nước bắp cải tím chuyển sang màu gì?.

Số câu

1

1

Số điểm.

Tỉ lệ %

2,5

25%

2,5

25%

5. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

Viết được PTHH thực hiện dãy chuyển đổi hóa học.

Số câu.

1

1

Số điểm.

Tỉ lệ %

1,5

15%

1,5 15%

Tổng số điểm.

Tổng số điểm.

Tỉ lệ %

6

3,0

30%

4

4,0

40%

1

2,5

25%

1

0,5

5%

12

10,0

100%

....................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
109
  • Lượt tải: 22.393
  • Lượt xem: 202.846
  • Dung lượng: 136,6 KB
Tìm thêm: Hóa học 9
Sắp xếp theo