Bài thơ Đánh thức trầu Tác giả Trần Đăng Khoa

Bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời, sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn.

Bài thơ Đánh thức trầu
Bài thơ Đánh thức trầu

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả, tác phẩm trên. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Đánh thức trầu

Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
(Câu hát của bà em)

Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!

Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu…
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!

I. Đôi nét về Trần Đăng Khoa

- Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958), quê ở Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương.

- Trần Đăng Khoa được biết đến vai trò là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là một thần đồng thơ văn, lên tám tuổi đã có thơ được đăng báo.

- Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, tập thơ đầu tay là “Từ góc sân nhà em” được NXB Kim Đồng cho xuất bản.

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2000).

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Giông bão (trường ca, 1983); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)...

II. Giới thiệu về Đánh thức trầu

1. Xuất xứ

Bài “Đánh thức trầu” được in trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.

2. Thể thơ

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ.

3. Bố cục

Gồm hai phần

  • Từ đầu đến “ (Câu hát của bà em)”: lời hát của người bà
  • Còn lại: lời hát của người cháu

4. Đọc hiểu

a. Lời hát của người bà

- Cách xưng hô: “tao - mày”: sự thân thiết.

- “Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày”: sự cân bằng giữa con người với thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn.

- “Tao không hái ngày/ Thì tao hái đêm”: Kinh nghiệm dân gian, hái trầu phải hái ban đêm, cho thấy sự trân trọng, nâng niu.

b. Lời hát của em bé

- Tình cảm dành cho cây trầu:

  • Cách xưng hô “tao - mày”: gần gũi, thân thiết.
  • Câu hỏi “Đã ngủ rồi hả trầu?” cùng với lời gọi “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”: gọi trầu dậy nhẹ nhàng, trân trọng.
  • Hỏi ý kiến của trầu “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé”: đầy tôn trọng giống như một người bạn.
  • Lời hứa nhẹ nhàng “Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu…”: sự nâng niu, bảo vệ.
  • Bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”

=> Thể hiện tình yêu thương, cũng như sự hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 11
  • Dung lượng: 149,6 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨