Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Kinh Môn II - Lần 2 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Kinh Môn II - Lần 2 kèm theo đáp án được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Kinh Môn II - Lần 2 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Sinh học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT KINH MÔN II

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
Môn Sinh học
Năm học 2017- 2018

đề 001

Câu 1: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36OC; B = 78OC; C = 55OC; D = 83OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

A. D → B → C → E → A B. D → E → B → C→ A

C. E → C → B → D → A D. A→ B → C → E → D

Câu 2: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

B. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.

D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

Câu 3: Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả màu vàng.Tỉ lệ quả vàng thu được khi cho lai 2 cây cà chua có kiểu gen Aaaa và AAaa là:

A. 1/4 B. 1/8 C. 1/12 D. 1/36

Câu 4: Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường có Lactôzơ, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế

B.Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành nên vùng khởi động bắt đầu hoạt động

C. Vùng mã hoá tiến hành phiên mã

D. Quá trình dịch mã được thực hiện và tổng hợp nên các Enzim tương ứng để phân giải Lactôzơ

Câu 5: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu là:

A. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

B. mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.

C.thay thế 1 cặp nuclêôtit hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit.

D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit hoặc thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.

Câu 6: Dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C . Đảo đoạn D. Chuyển đoạn

Câu 7: Trong các trường hợp đột biến lệch bội NST sau, trường hợp nào tạo nên thể khảm?

A, Xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dục B. Xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng

C. Xảy ra trong giảm phân ở tế bào sinh dục D. Xảy ra trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng

Câu 8: Những trường hợp nào sau đây đột biến đồng thời là thể đột biến?

1: Đột biến gen lặn trên NST giới tính Y 2: Đột biến gen trội 3: Đột biến dị bội

4: Đột biến gen lặn trên NST thường 5: Đột biến đa bội 6: Đột biến NST

Câu trả lời đúng là :

A. 1,2,3,5 B. 2,3,5 C. 1,2,3,4,5 D. 1,2,3,5,6

Câu 9: Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XAXa

A. XAXA, XaXa, XA, Xa, O B. XAXa, O, XA, XAXA

C. XAXa , XaXa, XA, Xa, O D. XAXA, XAXa, XA, Xa, O

Câu 10: Tế bào sinh tinh của một loài có sự trao đổi đoạn không tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân 1. Tế bào này giảm phân sẽ cho các loại giao tử :

A. 2 giao tử bình thường ,1 giao tử lặp đoạn và 1 giao tử mất đoạn.

B. 3 giao tử bình thường và 1 giao tử mất đoạn

C. 2 giao tử bình thường và 2 giao tử mất đoạn

D. 4 giao tử đều mất đoạn

Câu 11 : Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định;

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá;

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi;

(4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm;

(5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể;

(6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.

Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên là:

A. (1), (6) . B. (1), (3). C. (1), (4). D. (1), (5).

Câu 12: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Lai phân tích B. Lai thuận

C. Lai nghịch D. Cho tự thụ

Câu 13: Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì?

A. Bố và mẹ phải thuần chủng B. Số lượng cá thế lai phải lớn

C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn D . Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường

Câu 14: Các gen phân li độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng.Tỉ lệ kiểu hình A-bbccD- tạo nên từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?

A. 1/8 B. 1/16 C. 1/32 D. 1/64

Câu 15: Giao phối tự do (giao phối ngẫu nhiên) không được xem là nhân tố tiến hoá vì

A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.

C. giúp phát tán đột biến trong quần thể.

D. làm trung hoà tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn có hại được tồn tại trong quần thể.

Câu 16: Cơ thể có kiểu gen AABbDdeeFf giảm phân bình thường có thể cho:

A. 5 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau B. 32 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau

C. 6 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau D. 8 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau

Câu 17: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, alen trội tương ứng qui định người bình thường.Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng.Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm 2 người con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng.Về mặt lí thuyết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là:

A. 9/32 B. 9/16 C. 3/16 D. 3/8

Câu 18: Khi lai 2 thứ bí tròn khác nhau có tính di truyền ổn định người ta thu được F1 đồng loạt bí dẹt,F2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài.Kiểu gen của thế hệ P có thể là:

A. AABB x aabb B. AaBb x AaBb C. AABB x aaBB D. aaBB x AAbb

Câu 19: Một loài thực vật nếu có cả 2 gen A và B trong cùng một kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác cho màu hoa trắng. Lai phân tích cá thể có 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phân tính ở F2 là:

A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng D. 100% hoa đỏ

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo