Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lần 1 Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học
Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lần 1 kèm theo đáp án được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lần 1 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Sinh học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Yên Định II, Thanh Hóa - Lần 1 (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học
SỞ GDDT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 BÀI THI KHTN – MÔN THI: SINH HỌC (Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm) |
I. Nhận biết
Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một NST ?
A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn trên một NST.
C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 2: Trong những thành tự sau đây, thành tựu naò là của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp caroten trong hạt.
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
C. Tạo ra vi khuẩn Ecoli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đô - ly.
Câu 3: Nội dung nào sau phù hợp với tính đặc hiệu của mã di truyền?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không đổi gối lên nhau.
B. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
C. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền.
D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin.
Câu 4: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật có thể làm
A. tăng tần số alen lặn, giảm tần số alen trội. B. tăng tần số kiểu gen dị hợp tử.
C. giảm tần số alen lặn, tăng tần số alen trội. D. tăng tỉ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa?
A. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen.
B. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen.
C. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi đều làm thay đổi thành phần kiểu gen.
Câu 7 Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Tơcnơ có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 45. B. 44. C. 47. D. 46.
Câu 8: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. ADN và prôtêin. B. tARN và prôtêin C. rARN và prôtêin. D. mARN và prôtêin.
Câu 9: Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanine dạng hiếm (G+) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:
A. thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
B. thêm một cặp nucleotit.
C. thay thế cặp nucleotit G-X bằng A-T.
D. mất một cặp nucleotit.
Câu 10: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.