Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội - Lần 1 Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học
Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội - Lần 1 kèm theo đáp án được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội - Lần 1 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Sinh học chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Download.vn để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học
TRƯỜNG ĐH KHTN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm) |
Họ, tên thí sinh:.................................................................Số báo danh…………….:……..
I. Nhận biết
Câu 1: Hệ sinh thái nào sau đây có cấu trúc phân tầng rõ nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu đới lạnh.
C. Savan. D. Rừng thông phương Bắc.
Câu 2: Hiện tượng thụ tinh kép có ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Thực vật hạt trần. B. Rêu.
C. Thực vật hạt kín . D. Dương xỉ.
Câu 3: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng
A. 0,8 giây. B. 0,6 giây. C. 0,7 giây . D. 0,9 giây.
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. biến dị cá thể. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. đột biến gen. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Bướm. B. Bò sát. C. Châu chấu. D. Thú.
Câu 6: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật giao phấn rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Theo lí thuyết, các cây này
A. hoàn toàn giống nhau về kiểu hình dù chúng được trồng trong các môi trường rất khác nhau.
B. hoàn toàn giống nhau về kiểu gen trong nhân.
C. không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Câu 7: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
Câu 8: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài bướm hút mật hoa đó thì
A. loài bướm có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại.
B. cả hai đều có lợi.
C. loài bướm có lợi còn loài hoa bị hại.
D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
Câu 9: Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kích thước của quần thể bị ảnh hưởng bởi mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư và mức nhập cư.
B. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới bị diệt vong.
C. Khi kích thước quần thể vượt qua kích thước tối đa thì các cá thể trong quần thể thường cạnh tranh gay gắt với nhau.
D. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Câu 10: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực vật lí.
B. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp.
Câu 12: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quá trình dịch mã chỉ diễn ra trong nhân tế bào.
B. Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 3'UAG5'.
C. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
D. Chỉ mạch mã gốc của gen mới được sử dụng làm khuôn để thực hiện quá trình phiên mã.
Câu 13: Các nhân tố nào sau đây đều làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên, giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.
B. Đột biến, di - nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ổ sinh thái là một địa điểm mà ở đó có các nhân tố sinh thái phù hợp cho sinh vật phát triển bền vững, lâu dài.
B. Trong tự nhiên, các loài gần nhau về nguồn gốc, cùng sống trong một sinh cảnh và sử dụng nguồn sống giống nhau thì có xu hướng phân li ổ sinh thái.
C. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau thì chung sống hòa bình với nhau, không có sự cạnh tranh với nhau.
D. Các loài sống trong cùng một nơi ở nghĩa là chúng có ổ sinh thái trùng khít lên nhau, dẫn đến cạnh tranh.
Download file tài liệu để xem thêm dung chi tiết.
ĐÁP ÁN
1 | A | 11 | B | 21 | C | 31 | C |
2 | C | 12 | D | 22 | C | 32 | D |
3 | A | 13 | B | 23 | A | 33 | D |
4 | A | 14 | B | 24 | B | 34 | B |
5 | A | 15 | D | 25 | B | 35 | D |
6 | B | 16 | C | 26 | B | 36 | C |
7 | C | 17 | A | 27 | C | 37 | D |
8 | B | 18 | C | 28 | A | 38 | D |
9 | D | 19 | A | 29 | D | 39 | D |
10 | B | 20 | A | 30 | B | 40 | A |