Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 (Có ma trận + Đáp án)
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 5 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi giữa kì 2 lớp 2 sách KNTT. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức - Đề 1
1.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Năm học: 2023 - 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT - Lớp 2
(Thời gian làm bài: 30 phút)
A. Đọc hiểu
1. Đọc thầm đoạn văn sau:
Nhà bác học và bà con nông dân
Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)
Dựa vào nội dung bài đọc, làm các bài tập dưới đây bằng cách chọn rồi viết chữ cái của mỗi câu trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?
A. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển
B. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển
C. Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển.
Câu 2. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao? (Hãy nối ý ở bên trái với ý ở bên phải cho thích hợp)
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì? | Đ/S |
A. Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi. | |
B. Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi. | |
C. Nhà bác học nói và làm đều giỏi. |
Câu 4: Hãy viết một câu văn khen ngợi nhà bác học trong câu chuyện.
Câu 5: Sắp xếp các từ ngữ sau để tạo thành một câu nêu hoạt động.
sung sướng/ cành lá/ màn mưa./ Hàng cây xanh/ rung rinh/ mát mẻ/ dưới
Câu 6: Ghi lại từ chỉ đặc điểm trong câu “Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, lá to bằng bàn tay người lớn.” …………………………………………………………………..
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu nêu đặc điểm?
A. Ngọc ghé vào một cửa hàng mua một chiếc cặp tóc.
B. Ngọc thật xinh xắn và đáng yêu.
C. Hôm đó là một ngày vui của Ngọc.
Câu 8: Từ ngữ nào không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại:
A. Gà mái B. Chó con C. Đáng yêu D. Mèo mun
Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)
Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ (1) ☐ rong chơi (2) ☐ Gặp chị Gió, cô gọi:
- Chị Gió đi đâu mà vội thế (3)☐
- Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa (4) ☐Cô có muốn làm mưa không (5)☐
- Làm mưa để làm gì hả chị (6)☐
- Làm mưa cho cây cối tốt tươi (7) ☐ cho lúa to bông (8) ☐ cho khoai to củ.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):
I. Nghe - viết:
Chiếc rễ đa tròn
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Đề: Em hãy viết 3-5 câu kể về việc em và các bạn đã làm để chăm sóc cây xanh.
Gợi ý:
1.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2
Câu | 1 | 2 | 3 | 7 | 8 |
Đáp án | A | 2a, 1b | S-S-Đ | B | C |
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
Câu 4 (1 điểm). Hs viết ra giấy ô ly câu trả lời nói được lời khen của mình dành cho nhà bác học.
VD: Nhà bác học Lương Định Của thật tài giỏi./Ôi! Bác học Lương Định Của giỏi quá!/…
Câu 5 (1 điểm). HS viết sắp xếp thành câu nêu hoạt động.
VD: Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới màn mưa mát mẻ.
Câu 6 (0.5 điểm). HS ghi được 2 từ: xanh thẫm, to.
Câu 9 (1 điểm).
1 (,) 5 (?)
2 (.) 6 (?)
3 (?) 7 (,)
4 (.) 8 (,)
1.3. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 1 | 2 | 5 | |||
Câu số | 1, 2 | 3 | 4, 5 | ||||||
Điểm | 1 | 0.5 | 2 | 3.5 | |||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | |||
Câu số | 7 | 6 | 8 | 9 | |||||
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 1 | 2.5 | ||||
Tổng số câu | 4 | 3 | 2 | 9 | |||||
Tổng số điểm | 2 | 2 | 2 | 6 | |||||
Tỉ lệ | 33.3% | 33.3% | 33.3% | 100% |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức - Đề 2
A. Đọc thầm và làm bài tập
TẾT ĐẾN RỒI
Từ ngữ:
- Đặc trưng: đặc điểm riêng, tiêu biểu
Câu 1: Người ta dùng những gì để làm bánh chưng, bánh tét?
Câu 2: Người lớn mong ước điều gì khi tặng bao lì xì cho trẻ em?
Câu 3: Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Tết?
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết Tết đến rồi từ đầu đến nụ hồng chúm chím.
2. Viết đoạn văn tả một đồ vật
ĐÁP ÁN GỢI Ý
A. Đọc thầm và làm bài tập
Câu 1: Người ta dùng lá dong để gói bánh chưng, lá chuối để gói bánh tét. Còn phần bánh thì cả hai loại bánh đều làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn.
Câu 2: Khi tặng bao lì xì cho trẻ em, người lớn mong ước các em khỏe mạnh, giỏi giang.
Câu 3: Gợi ý những hoạt động yêu thích ngày Tết:
- Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị chào đón nămmới
- Cả nhà cùng nhau đi chợ hoa, ngắm các loài hoa đua nhau khe sắc, mua hoa về trang trí nhàcửa
- Cả nhà tất bật mua sắm đồ ăn, bánh mứt, áo quần… chuẩn bị cho nămmới
- Cả nhà treo, dán, trang trí những câu đối, những chùm đèn, cờ đỏ sao vàng… cho ngôi nhà thêm rạngrỡ
- Cả nhà cùng nhau xem pháo hoa, ăn bánh mứt, chào đón nămmới
- Cả nhà đi du xuân, sang thăm ông bà…
B. Viết
1. Chính tả: Nghe – viết Tết đến rồi từ đầu đến nụ hồng chúm chím
2. Viết đoạn văn tả một đồ vật
Bài làm tham khảo
Chiếc bàn học này là món quà mà bố mẹ đã tặng em năm học lớp một. Nó được làm bằng gỗ. Mặt bàn được phun một lớp sơn bóng màu trắng ngà. Bề mặt chiếc bàn là một hình chữ nhật có chiều dài 120cm và chiều rộng là 60cm. Bên
dưới được thiết kế làm ba ngăn kéo có độ rộng vừa phải để đủ em đựng ít sách và vở cộng thêm đồ dùng học tập hàng ngày từ đó làm cho chiếc bàn học của em trở lên ngăn nắp hơn. Em rất yêu quý chiếc bàn này.
3. Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức - Đề 3
A. Đọc – hiểu
HẠT THÓC
Tôi chỉ là hạt thóc
Sinh ra trên cánh đồng
Giấu trong mình câu chuyện
Một cuộc đời bão dông.
Tôi ngậm ánh nắng sớm
Tôi uống giọt sương mai
Tôi sống qua bão lũ
Tôi chịu nhiều thiên tai.
Dẫu hình hài bé nhỏ
Tôi trải cả bốn mùa
Dẫu bây giờ bình dị
Tôi có từ ngàn xưa.
Tôi chỉ là hạt thóc
Không biết hát biết cười
Nhưng tôi luôn có ích
Vì nuôi sống con người.
(Ngô Hoài Chung)
Từ ngữ
Thiên tai: những hiện tượng thiên nhiên gây tác động xấu như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất.
Câu 1: Hạt thóc được sinh ra ở đâu?
Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn?
Câu 3: Hạt thóc quý giá như thế nào với con người?
B. Viết
1. Chính tả: Nghe –viết
Giọt nước và biển lớn
Ti ta tí tác | Suối gặp bạn rồi (Nguyễn Bao) |
2. Hãy viết tấm thiệp chúc Tết.
ĐÁP ÁN
1. Đọc hiểu
Câu 1: Hạt thóc được sinh ra trên cánh đồng.
Câu 2: Những câu thơ cho thấy hạt thóc trải qua nhiều khó khăn là:
“Tôi sống qua bão lũ
Tôi chịu nhiều thiên tai.”
Câu 3: Hạt thóc quý giá với con người ở chỗ nó nuôi sống con người.
B. Viết
1. Chính tả: Giọt nước
2.
Minh Hà thân mến,
Nhân dịp năm mới, tớ chúc cậu có thật nhiều sức khỏe, học tập thật tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Bạn của cậu
Hà Anh
......
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống