Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều 7 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 - 2024

TOP 7 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 7 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề thi học kì 2 thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề môn Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều - Đề 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

MÂY ĐEN VÀ MÂY TRẮNG

Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đang rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dáng nặng nề, đang sà xuống thấp. Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:

- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!

- Anh bay lên đi! – Mây đen nói – Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.

Mây trắng ngạc nhiên hỏi:

- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?

Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.

Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,…Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đám mây đen hóa thành mưa rơi xuống…Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.

(Theo ngụ ngôn chọn lọc)

Khoanh tròn vào đáp án đúng và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người?

A. Mây trắng và bầu trời
B. Mây trắng và mây đen
C. Nắng và gió

Câu 2 (0,5 điểm): Mây trắng rủ mây đen đi đâu?

A. Rong ruổi theo gió
B. Bay lên cao
C. Sà xuống thấp

Câu 3 (0,5 điểm): Vì sao mây trắng lại muốn rủ mây đen bay lên cao?

A. Vì mây trắng không thích bay chậm
B. Vì mây trắng sợ tan biến khi bay thấp
C. Vì mây trắng muốn mây đen bay cùng mình

Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng?

A. Vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng, cây cỏ
B. Vì mây đen không thích bay lên cao
C. Vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người

Câu 5 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?

A. Con người và vạn vật reo hò đón mưa
B. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung
C. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ

Câu 6 (1,0 điểm): Nói lời cảm ơn của em đối với anh mây đen.

................................................................................................

................................................................................................

Câu 7 (0,5 điểm): Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:

Đám mây xốp trông như một chiếc gối bông xinh xắn.

................................................................................................

Câu 8 (1,0 điểm): Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm từ phù hợp:

bầu trời, sà xuống, ruộng đồng, reo hò, mây trắng

- Từ chỉ sự vật:............................................................................................

- Từ chỉ hoạt động:.......................................................................................

Câu 9 (1,0 điểm): Kết hợp từ ngữ cột A với từ ngữ cột B để tạo thành câu:

A B
1. Những người dân chài ra khơia. để canh giữ biển đảo
2. Các chú bộ đội hải quân tuần trab. để đánh cá
3. Chim yếnc. để nuôi tôm cá
4. Người dân biển làm lồng bèd. đuổi nhau trên bãi cát

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết 4 – 5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.

Gợi ý:

  • Giới thiệu tên đồ vật, đồ chơi
  • Đặc điểm về hình dạng, màu sắc,…của đồ vật, đồ chơi đó
  • Công dụng của đồ vật đó
  • Tình cảm của em về đồ vật đó

Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều - Đề 2

A. Đọc

NHỮNG CON CHIM NGOAN

Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua còn một con mới đến bờ.

Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:

- Pi...u! Nằm xuống!

Ba con chim non nhất đều nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:

- Cru, cru...! Nhảy lên! Chạy đi!

Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy đến với mẹ.

“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”

(Theo N. Xla-tkôp)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Nghe lệnh “Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?

A. Nằm bẹp ngay xuống nước
B. Nằm rạp ở mép vũng nước.
C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ.

2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?

A. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ.
B. Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ.
C. Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích.

3. Vì sao tác giả cho rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?

A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ.
B. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết.
C. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ.

4. Em học được bài học gì từ câu chuyện trên?

B. Viết

I. Chính tả:

Gửi lời chào lớp một

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em...
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên.

Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!

Hữu Tưởng

II. Viết về một trò chơi hoặc món ăn của quê hương

Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều - Đề 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

BỌ RÙA TÌM MẸ

Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay ngang bụi cúc. Nó liền lấy giấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rù vội đuổi theo nên lạc đường. Bọ rùa òa khóc.

- Sao vậy em? – Một anh kiến hỏi.

- Em tìm mẹ ạ.

- Mẹ em trông thế nào?

- Mẹ em rất đẹp ạ

Bọ rùa lấy bút ra vẽ me, kiến xem xong rồi bảo:

- Mẹ em rất đẹp nhưng anh chưa nhìn thấy bao giờ.

Bọ rùa bèn cầm bức vẽ, đứng bên đường. Con vật nào đi ngang qua, nó cũng hỏi: “Có thấy mẹ em đâu không?”. Các con vật đều trả lời không thấy và bảo nó đứng chờ. Chờ một lúc, mệt quá, bọ rùa ngồi phịch xuống, khóc. Bỗng bọ rùa nghe kiến gọi:

- Em à…

Ngẩng đầu lên, nó thấy ong, kiến, rùa, rái cá và cả mẹ nữa. Bọ rùa chạy ào tới, mẹ ôm chặt bọ rùa và bảo:

- Các bạn đưa mẹ tới được đây là nhờ bức vẽ của con.

(Theo Gờ-ri-ben, Xuân Mai dịch)

Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao bọ rùa lạc mẹ?

A. Vì bạn kiến rủ bọ rùa đi chơi
B. Vì bọ rùa đuổi theo châu chấu
C. Vì bọ rùa vào rừng chơi quên đường về

Câu 2 (0,5 điểm): Bọ rùa đã miêu tả mẹ như thế nào cho anh kiến nghe?

A. Mẹ bọ rùa dịu dàng
B. Mẹ bọ rùa đẹp
C. Mẹ bọ rùa hung dữ

Câu 3 (0,5 điểm): Bọ rùa đã làm gì để tìm mẹ?

A. Bọ rùa đứng bên đường và hỏi các bạn đi ngang qua
B. Bọ rùa ngồi phịch xuống bên đường chờ mẹ và khóc to
C. Bọ rùa cầm bức vẽ, đứng bên đường và hỏi các bạn đi ngang qua

Câu 4 (0,5 điểm): Nhờ đâu các bạn tìm được mẹ của bọ rùa?

A. Nhờ bức tranh vẽ của bọ rùa mà các bạn nhận ra mẹ bọ rùa
B. Nhờ bạn kiến đi gọi các bạn khác đến giúp đỡ bọ rùa
C. Nhờ trí thông minh của các bạn

Câu 5 (0,5 điểm): Nếu em là bạn bọ rùa, em sẽ nói gì với các bạn đã tìm giúp mẹ?

................................................................................................

................................................................................................

Câu 6 (1,0 điểm): Giả sử em đang trên đường đi học về gặp một bạn nhỏ bị lạc ba mẹ, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn nhỏ đó?

................................................................................................

................................................................................................

................................................................................................

Câu 7 (0,5 điểm): Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A B
1. Châu chấu nhảy đi , bọ rùa vội đuổi theo nên lạc đường.a. Từ chỉ đặc điểm.
2. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương.b. Từ chỉ người
3. Bạn Vân là học sinh ưu tú của lớp.c. Từ chỉ hoạt động.
4. Chúng em rất kính yêu cô giáo.d. Từ chỉ vật

Câu 8 (1,0 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào các ô vuông sau:

Bé nói với mẹ:

- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà □

Mẹ ngạc nhiên:

- Nhưng con đã biết viết đâu □

Bé đáp:

- Không sao, mẹ ạ □ Bạn Hà cũng chưa biết đọc □

Câu 9 (1,0 điểm): Đặt một câu nói về hoạt động của người thân. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu em vừa đặt.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Ông

Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng

Đường dài và sông rộng
Ông vẫn luôn đi về

Tay của ông khỏe ghê
Làm được bao nhiêu việc
Thế mà khi ông vật
Thua cháu liền ba keo.

(Hữu Thỉnh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết 3 – 5 câu nói về hoạt động của hai bạn nhỏ trong bức tranh sau:

Gợi ý:

- Hai bạn nhỏ đang ở đâu? Làm công việc gì?

- Hành động đó có ý nghĩa như thế nào?

- Nhận xét của em về việc làm của hai bạn nhỏ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Vì bọ rùa đuổi theo châu chấu

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Mẹ bọ rùa đẹp

Câu 3: (0,5 điểm)

C. Bọ rùa cầm bức vẽ, đứng bên đường và hỏi các bạn đi ngang qua

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Nhờ bức tranh vẽ của bọ rùa mà các bạn nhận ra mẹ bọ rùa

Câu 5: (0,5 điểm)

Gợi ý: Em sẽ nói lời cám ơn với các bạn là: Cám ơn các bạn. Nhờ có các bạn tìm giúp mà mình đã gặp được mẹ…..

Câu 6: (1 điểm)

Gợi ý: Em hỏi thăm bé, dỗ cho bé không sợ hãi, tìm người lớn đến giúp đỡ bé về nhà,…

Câu 7: (0,5 điểm)

Câu 7

Câu 8: (1,0 điểm)

Bé nói với mẹ:

- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà.

Mẹ ngạc nhiên:

- Nhưng con đã biết viết đâu?

Bé đáp:

- Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Mẹ em đang nấu cơm.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

• 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 4 đến 5 câu, giới thiệu về hoạt động của hai bạn nhỏ trong bức tranh, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn môn Tiếng Việt 2 Cánh diều.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 95
  • Lượt xem: 435
  • Dung lượng: 225,4 KB
Sắp xếp theo