Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Sinh 11 sách KNTT, CTST, CD

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm kiến thức lý thuyết kèm theo đề thi minh họa.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 11 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương học kì 2 Sinh học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 sách Kết nối tri thức

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN SINH HỌC 11

I. Một số câu hỏi ôn luyện

Câu 1. Khái niệm tập tính. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 2. Trình bày các hình thức học tập ở động vật. Các ứng dụng tập tính vào đời sống. Câu 3. Khái niệm sinh trưởng, phát triển, vòng đời, tuổi thọ của sinh vật. Cho ví dụ.

Ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn?

Câu 4. Phân biệt các loại mô phân sinh; sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

Câu 5. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật. Đặc điểm của từng loại hormone thực vật.

Những nguyên tắc khi sử dụng và ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.

Câu 6. Trình bày quá trình phát triển của thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển của thực vật trong thực tiễn.

Câu 7. Trình bày đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.

Phân biệt các kiểu phát triển ở động vật.

Câu 8. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Ứng dụng sinh trưởng, phát triển của động vật vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 9. Khái niệm và vai trò của sinh sản. Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. Câu 10. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Câu 11. Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa, và quá trình sinh sản hữu tính ở người.

Câu 12. Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính; các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

Nêu cơ chế điều hòa sinh sản ở người.

Nêu những ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.

II. Đề thi minh họa

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm sự thay đổi vế số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lí gọi là

A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. sinh sản.
D. cảm ứng.

Câu 2: Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng
(2) Nhiệt độ
(3) Nước (4) Chất dinh dưỡng
(5) Độ ẩm không khí

Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 3: Khi sử dụng hormone thực vật trong trồng trọt, cần tuân thủ nguyên tắc

A. đúng liều lượng.
B. đúng nồng độ.
C. đảm bảo tính đối kháng và sự phối hợp giữa các loại hormone.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhận định nào không đúng khi nói về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây và chiều dài của rễ, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của thân và rễ.
B. Sinh trưởng sơ cấp có ở thân cây còn non, sinh trưởng thứ cấp có ở thân cây trưởng thành.
C. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp chủ yếu diễn ra ở cây hai lá mầm.
D. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tham gia vào sinh trưởng thứ cấp, trong khi mô phân sinh bên tham gia vào sinh trưởng sơ cấp.

Câu 5: Hormone nào có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở thời kì dậy thì ở nữ?

A. Hormone sinh trưởng GH.
B. Hormone thyroxine.
C. Hormone estrogen.
D. Hormone testosterone.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể không đều theo thời gian.
B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phần khác nhau của cơ thể không giống nhau.
C. Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian giống nhau.
D. Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là các nhau ở các loài.

Câu 7: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Câu 8: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình

A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân và giảm phân.

Câu 9: So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có ưu điểm nào sau đây?

A. Con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt mẹ.
B. Tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
C. Các cả thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra đời con.
D. Dễ chết hàng loạt khi điều kiện sống thay đổi.

Câu 10: Chiết cành là phương pháp nhân giống được sử dụng phổ biến trên đổi tượng cây ăn quả với mục đích chính là

A. tạo số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn.
B. tạo cây con sạch bệnh, đặc biệt là bệnh do virus gây ra.
C. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây giống, duy trì các đặc tính tốt của quả.
D. tăng khả năng chịu rét, chịu hạn,... của cây giống.

Câu 11: Cho các phương pháp nhân giống vô tính sau: Giâm cành, chiết cành, ghép, nuôi cấy mô tế bào. Phương pháp nào có hệ số nhân giống cao, tạo ra giống sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài?

A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép.
D. Nuôi cấy mô tế bào.

Câu 12: Túi phôi được hình thành

A. từ các bao phấn sau khi nguyên phân.
B. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc noãn.
C. từ hợp tử và nhân tam bội.
D. từ sự biến đổi của tế bào trong cấu trúc bao phấn.

Câu 13: Phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên?

A. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.
B. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.
C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.
D. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

..........

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ……….

BỘ MÔN: Sinh học

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN: SINH HỌC KHỐI 11

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Nội dung kiểm tra học II: Bài 17 đến bài 21.

B. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. CẢM ỨNG SINH VẬT

1. Phân biệt cảm ứng thực vật động vật

Tiêu chí

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng

Chưa có

(Thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận → truyền qua tế bào chất

<dòng điện , chất hóa học> → đến

bộ phân xử lý rồi gây ra đáp ứng

Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích.

<Thực hiện theo một cung phản xạ>

Cơ chế

Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước).

Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại

kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại

kích thích.

Hiện tượng/tốc độ

Hiện tượng cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.

Hiện tượng cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với thực

vật.

1. Các hình thức cảm ứng ở thực vật

- Hướng động và ứng động

2. Các hình thức cảm ứng ở động vật:

- ĐV chưa có tổ chức thần kinh

- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới

- ĐV có hệ thần kinh dạng lưới

- ĐV có hê thần kinh dạng ống

3. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phàn xạ có điều kiện

Tiêu chí

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Di truyền

Bẩm sinh, di truyền

Không di truyền, hình thành trong đời sống cá thể

Tính cá thể

Đặc trưng cho loài

Có tính chất cá thể

Độ bền vững

Rất bền vững

Không bền vững

Đặc điểm kích thích

Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng

Được hình thành với tác nhân bất kì

.........

C. MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý

DẠNG 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – chọn 1 đáp án ( 20 câu)

Câu 1: Cây như thế nào gọi là cây ngày dài?

A. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày lớn hơn đêm.
B. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ.
C. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 13 giờ 30 phút.
D. Chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14giờ.

Câu 2: Xuân hóa là gì?

A. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
B. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ cao.
C. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào tuổi của cây.
D. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào quang chu kì.

Câu 3: Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, cơ quan nào của thực vật sinh ra hormone ra hoa?

A. Thân.
B. Lá.
C. Rễ.
D. Hoa.

Câu 4: Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây không ra hoa?

A. 15h chiếu sáng/ 9h che tối.
B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối.
C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối.
D. 16h chiếu sáng/ 8h che tối.

Câu 5: Cho các loài thực vật sau: lúa, cà phê, chè. Những loài này ra hoa khi điều kiện ánh sáng như thế nào?

A. Độ sáng (ngày) lớn hơn tối (đêm).
B. Độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày.
C. Không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
D. Khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối.

Câu 6: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A. Giai đoạn nảy mầm.
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạnh.
C Giai đoạn ra hoa.
D. Giai đoạn tạo quả chín.

Câu 7: Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg. vì sao?

A. Đó là cỡ lớn nhất của chúng.
B. Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm.
C. Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh.
D. Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon.

Câu 8: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?

A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa.
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon.
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm.
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn.

Câu 9: Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?

A. Tinh hoàn.
B. Tuyến giáp.
C. Tuyến yên.
D. Buồng trứng.

Câu 10: Ở thực vật, có các hình thức sinh sản vô tính nào?

A. Bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
B. Bào tử tiếp hợp, sinh sản sinh dưỡng.
C. Nội bào tử, bào tử tiếp hợp.
D. Nội bào tử, sinh sản sinh dưỡng.

Câu 11: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới được sinh ra từ đâu?

A. Giao tử.
B. Hợp tử.
C. Bào tử.
D. Phôi.

..........

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của

A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi

Câu 2: Sinh sản là gì?

A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
B. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài

Câu 3: Kỹ thuật viên nông nghiệp nằm trong nhóm nghành

A. Đào tạo khoa học, công nghệ.
B. Trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường.
C. Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.
D. Y khoa - chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Câu 4: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 5: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Câu 6: Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra:

A. giống nhau và giống cá thể gốc
B. khác nhau và giống cá thể gốc
C. giống nhau và khác cá thể gốc
D. cả ba phương án trên

Câu 7: Phát triển là gì?

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

A. Nước
B. Ánh sáng
C. Trụ bám
D. Âm thanh

Câu 10: Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:

A. Hiệu suất sinh sản thấp hơn
B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn
C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản
D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con

Câu 11: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi

Câu 12: Các kiểu hướng động âm ở rễ là?

A. hướng đất, hướng sáng.
B. hướng sáng, hướng hoá.
C. hướng sáng, hướng nước.
D. hướng nước, hướng hoá.

Câu 13: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:

A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh)
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới

Câu 14: Phân tích mẫu các chế phẩm trongg các bệnh viện, nhà máy, trung tâm, viện nghiên cứu liên quan đến người, động vật, thực vật, vi sinh vật; chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi; gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng.

A. Chuyên viên hoặc chuyên gia hoạch định chính sách
B. Giảng viên, giáo viên
C. Nhà thực vật, nhà động vật.
D. Kỹ thuật viên.

Câu 15: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 16: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Liên tục tiến hóa
B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Là một hệ thống kín
D. Có khả năng tự điều chỉnh

Câu 17: Hoa lưỡng tính là?

A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
B. hoa có nhị và nhụy hoa.
C. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 18: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan
B. Mô
C. Cơ thể
D. Cơ quan

Câu 19: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 20: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG

1B2C3A4D5C6A7D8A9C10D
11B12B13D14D15C16C17B18B19A20A
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 3.480
  • Lượt xem: 22.112
  • Dung lượng: 204,9 KB
Sắp xếp theo