Đáp án cuộc thi “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam” 2023 Hưởng ứng Ngày thế giới nâng cao nhận thức về bom mìn 4/4
Cuộc thi “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam” năm 2023 diễn ra từ 8h00 ngày 4/4/2023 đến 17h00 ngày 4/5/2023. Tổng kết và trao giải dự kiến trong tháng 5/2023.
Cuộc thi dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam biết sử dụng máy vi tính và các thiết bị điện tử thông minh khác để làm bài thi trực tuyến nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bom mìn 4/4/2023. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tham khảo gợi ý đáp án:
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án thi “Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại ở Việt Nam” 2023
Câu 1: Hành động nào dưới đây là nguyên nhân gây nên tai nạn bom mìn?
A. Tác động trực tiếp bằng cơ học lên bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển…
B. Đốt nóng bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại
C. Các nguyên nhân khác như đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn, vật nổ, chơi đùa ở những nơi có thể còn bom mìn, rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 2: Chúng ta phải làm gì khi trong cộng đồng có những người bị thương tật do bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại gây ra?
A. Tránh xa vì họ xấu xí và nghèo khổ.
B. Chia sẻ, động viên, tôn trọng, giúp đỡ để họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng.
Câu 3: Đặc điểm nhận dạng bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại:
A. Bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ.v.v…)
B. Bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ...).
C. Bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại có nhiều màu sắc khác nhau.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 4: Những loại bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại bé như quả ổi, quả dứa và đã bị rỉ sét do thời gian có thể:
A. Không phát nổ và không gây nguy hiểm.
B. Có thể phát nổ gây chết người hoặc gây thương tật suốt đời.
C. Tùy từng loại, có thể nguy hiểm, có thể không nguy hiểm.
Câu 5: Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại gây ra?
A. Đối với bản nhân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
B. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
C. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 6: Người bị thương tật bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại gây ra là những người:
A. Cuộc sống coi như kết thúc, không còn tương lai phía trước.
B. Là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
C. Người bị thương tật do bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại gây ra vẫn có thể sống có ích cho gia đình và xã hội.
Câu 7: Khi đi vào khu vực ruộng đồng, nương rẫy…nếu phát hiện có bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại chúng ta nên làm gì?
A. Thận trọng đi ra khỏi khu vực đó theo đúng lối đã đi vào.
B. Báo cho chính quyền địa phương (cấp xã, phường) biết để xử lý.
C. Cả hai phương án trên.
Câu 8: Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại gây ra?
A. Không chơi đùa, chăn thả gia súc, gia cầm tại những nơi có biển báo nguy hiểm, không tắm trong hố bom, không rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh, không đốt nóng, cưa, đục, ném, đá các vật giống bom mìn và vật liệu chưa nổ.
B. Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại để mọi người biết và phòng tránh.
C. Cả hai phương án trên.
Câu 9: Hiện nay bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại còn ở những nơi nào?
A. Những nơi trước đây có giao tranh.
B. Có thể ở các nơi khác: đồi núi, sông suối, ao hồ, ruộng đồng...
C. Cả hai phương án trên.
Câu 10: Nên làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực có bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại?
A. Lại gần xem có những loại bom mìn gì.
B. Chơi cạnh biển báo miễn là không dẫm vào bom mìn, vật nổ.
C. Không lại gần và cảnh báo cho nhiều người biết khu vực nguy hiểm để tránh.
Câu 11: Theo số liệu khảo sát phi kỹ thuật, tính đến tháng 12/2014 Việt Nam còn bao nhiêu xã, phường bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại?
A. 9.116 xã, phường.
B. 10.116 xã, phường.
C. 11.116 xã, phường.
Câu 12: Việt Nam hiện có bao nhiêu tỉnh, thành bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại?
A. 63/63 tỉnh, thành phố bị ô nhiễm.
B. 6 tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
C. Các tỉnh biên giới phía Bắc.
Câu 13: Tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại có thể có các hậu quả sau:
A. Làm chết người hoặc bị thương như cụt tay, chân, mù mắt…
B. Nạn nhân thường xuyên phải chịu đau đớn về thể chất và tinh thần.
C. Nạn nhân luôn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 14: Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại chúng ta cần phải làm gì?
A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.
B. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.
C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.
Câu 15: Cần làm gì khi phát hiện các vật nghi là bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại?
A. Nhặt lên và đem báo ngay cho cơ quan chức năng.
B. Cảnh báo cho những người xung quanh biết để không lại gần và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.
C. Không làm gì vì chúng không nguy hiểm.
Dự đoán số người tham gia cuộc thi