Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (5 mẫu) Truyện ngắn Làng của Kim Lân

TOP 5 Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tình yêu làng, tình yêu nước sâu nặng của ông Hai.

Làng

Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về những người nông dân nghèo thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với tình yêu làng, tình yêu nước, tinh thần kháng chiến mãnh liệt. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Lập dàn ý suy nghĩ về nhân vật ông Hai

1. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai

2. Thân bài

* Tình yêu làng tha thiết

  • Yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu
  • Kể về làng chợ Dầu một cách hào hứng
  • Nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về làng
  • Bàng hoàng, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
  • Căm thù những kẻ phản bội làng “Chúng bây ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước…”
  • Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
  • Nghe tin cải chính ông Hai vui sướng như được sống lại “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên…”
  • Đi khoe với mọi người tin cải chính, hào hứng khoe giặc đốt nhà “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ!Đốt sạch! Đốt nhẵn..”

* Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng

  • Nghe ngóng tin tức kháng chiến
  • Vui sướng trước tin thắng lợi của quân ta
  • Tin tưởng vào cụ Hồ và cuộc cách mạng
  • Một lòng trung thành với cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù…”

=> Tình yêu làng thống nhất với lòng yêu nước

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai: Nhân vật ông Hai là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam: yêu làng, yêu nước, gắn bó với kháng chiến.

Lập dàn ý Cảm nhận nhân vật ông Hai

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
  • Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai

2. Thân bài

- Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai

  • Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông
  • Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.

-> Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

- Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

  • Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
  • Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư
  • Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”
  • Khi về đến nhà:
    • Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
    • Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được
  • Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.
  • Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”
  • Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

  • Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”
  • Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người

3. Kết bài

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Hai

I. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai.

II. Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được diễn tả chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

- Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông,khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

III. Kết bài:

  • Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng

Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật ông Hai

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn Làng là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân
  • Ông Hai là nhân vật trung tâm của tác phẩm

2. Thân bài

a. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc

  • Hay khoe về làng bằng giọng điệu "say mê và náo nức lạ thường".
  • Tự hào về truyền thống kháng chiến, về vẻ đẹp của làng.
  • Lúc nào cũng nhớ về làng "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá".
  • Xa quê nhưng ông luôn nghe ngóng tin tức về làng
  • Đau đớn, bế tắc khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

b. Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng

  • Ở nơi tản cư, ông thường xuyên đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình cách mạng, khoái chí, tự hào trước những thành tích đấu tranh của nhân dân.
  • Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc à Đau khổ, bất bình khi làng theo giặc.
  • Dù yêu làng nhưng làng theo giặc thì quyết đứng về phía cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".
  • Nghe tin cải chính: vui mừng, sung sướng; đi khoe với mọi người nhà mình bị giặc đốt, rằng làng chợ Dầu không theo giặc.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung:

  • Ông Hai là có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc
  • Ông Hai là biểu tượng cho những người nông dân yêu nước trong kháng chiến.

Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai

1) Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
  • Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
  • Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

2) Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

- Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật

  • Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.
  • Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
  • Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

3, Kết bài:

- Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:

  • Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.
  • Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 51
  • Lượt xem: 25.629
  • Dung lượng: 275 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan