Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Dàn ý giải thích câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Mẫu 1

1. Mở bài

Quan niệm sống của ông cha ta được gửi gắm qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ

  • “gỗ”: chất lượng của đồ vật (ý chỉ phẩm chất bên trong của con người); “nước sơn”: hình thức bên ngoài.
  • “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: chất lượng bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

=> Khẳng định giá trị của vẻ đẹp bên trong.

b. Ý nghĩa của câu tục ngữ

- Bất cứ đồ vật nào cũng nên xem xét chất lượng, đừng để vẻ bên ngoài hấp dẫn. Hình thức phải gắn liền với chất lượng.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

  • Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.
  • Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

3. Kết bài

Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Dàn ý giải thích câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Mẫu 2

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Nghĩa đen, “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, thường dùng làm vật liệu xây dựng hay nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là lớp sơn phủ bên ngoài các đồ vật được làm bằng gỗ để tránh mối mọt và đem lại tính thẩm mĩ. Khi lựa chọn một sản phẩm, chúng ta cần coi trọng chất lượng, không nên quá chú trọng hình thức bên ngoài.

- Nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới phẩm chất bên trong, còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng qua từ “hơn”. Câu tục ngữ là lời khuyên khi đánh giá một con người, nên coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua hình thức bên ngoài.

2. Vì sao “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”?

- Hình thức bên ngoài có vai trò quan trọng, nhưng không thể quyết định tất cả. Bởi theo thời gian, hình thức đó có thể thay đổi.

- Vẻ đẹp bên trong (tâm hồn, phẩm chất, đạo đức) thì tồn tại mãi với thời gian, quyết định đến ấn tượng với mỗi người.

- Con người có tâm hồn, nhân cách tốt đẹp sẽ nhận được sự kính trọng, yêu mến từ mọi người xung quanh.

3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

- Một số tấm gương như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí….

- Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh cần tích cực rèn luyện phẩm chất, trở thành những con người có tâm hồn đẹp…

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” với mỗi người.

Dàn ý giải thích câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Nghĩa đen:

  • “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy…
  • “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ.

=> Câu tục ngữ là lời khuyên khi đánh giá một con người, nên coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua hình thức bên ngoài.

- Nghĩa bóng:

  • “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài.
  • Tình từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”.
  • Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy.

=> Câu tục ngữ là lời khuyên khi đánh giá một con người, nên coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua hình thức bên ngoài.

b. Mở rộng vấn đề

- Dẫn chứng: Chàng Sọ Dừa (Truyện cổ tích Sọ Dừa), Chủ tịch Hồ Chí Minh…

- Một số người có lối sống thực dụng, coi trọng vật chất và hình thức mà không chú trọng đầu tư kiến thức, phẩm chất.

- Liên hệ bản thân: Học sinh cần tích cực rèn luyện phẩm chất, trở thành những con người có tâm hồn đẹp…

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 03
  • Lượt xem: 925
  • Dung lượng: 418,3 KB
Tìm thêm: Văn mẫu lớp 7
Sắp xếp theo