Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến 2 đoạn văn mẫu lớp 12

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến là tài liệu tham khảo hữu ích.

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến

Nội dung bao gồm 2 đoạn văn mẫu hay nhất, được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây. Mời tham khảo.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.

Cảm nhận nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến - Mẫu 1

Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng mang vẻ đẹp hào hùng, dũng cảm. Trong những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ khó khăn, họ phải trải qua muôn vàn khó khăn. Dù vậy, người lính vẫn luôn sẵn sàng đối mặt với mọi khốc liệt nơi chiến trường. Những người lính hết thế hệ này đến thế hệ khác, họ đã lên đường chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Cho dù có phải đối mặt với cái chết, các anh vẫn nguyện dâng hiến hết tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Người lính ra đi nhưng họ đã để lại những chiến công vang dội giống như những vị tướng thời xưa. Có thể thấy rằng, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục và tự hào.

Cảm nhận nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến - Mẫu 2

Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng không chỉ hào hùng mà còn rất lãng mạn, hào hoa. Những người lính ấy tuổi mới chỉ mười tám đôi mươi - vẫn còn là những học sinh, sinh viên mang trong mình nhiều lý tưởng mơ mộng. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng để chiến đấu. Hình ảnh “mắt trừng” gợi đến một đôi mắt đang theo dõi kẻ thù với sự căm giận và quyết tâm. Đôi mắt ấy “gửi mộng qua biên giới” với khát vọng về một hòa bình cho tổ quốc, cho nhân dân. Để rồi khi đêm đến họ mơ về “Hà Nội dáng kiều thơm” - đó là những cô gái Hà Nội với vẻ đẹp thướt tha thanh lịch. Nhiều nhà nghiên cứu khi đọc câu thơ này của Quang Dũng đã cho rằng nó mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Nhưng ở đây không phải vậy, qua hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương của người lính Tây Tiến. Trên con đường hành quân gian khó ấy, họ nhớ đến hình ảnh Hà Nội - thủ đô của đất nước với một niềm mong ước chiến thắng được trở về thăm lại quê hương.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 204
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨