Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 8 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm 2 sách Kết nối tri thức và Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 8, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Toán 8.

Đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

I. Phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 2 KHTN 8

Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung: (Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát đến hết bài 33: Hệ bài tiết ở người )

- Nội dung nửa đầu học kì 2: 100% (10 điểm)

  • Chương 5: Điện: 11 tiết - Bài 20 ->25 (3,5 điểm)
  • Chương 6: Nhiệt: 9 tiết - Bài 26->29 (3,0 điểm)
  • Chương 7: Sinh học cơ thể người: 11 tiết - Bài 30->33 (3,5 điểm)

II. Một số câu hỏi ôn tập giữa kì 2 KHTN 8

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây cho biết vật bị nhiễm điện ?

A. Thước nhựa hút mảnh giấy.
B. Nam châm hút sắt.
C. Trái đất hút mọi vật.
D. Bùn dính vào dép khi đi bộ.

Câu 2. Kí hiệu nào là nguồn điện ?

Câu 3. Vật nào sau đây là nguồn điện ?

A. Dây điện
B. Pin
C. Nồi cơm điện
D. Bóng đèn

Câu 4. Vật nào sau đây là vật dẫn điện ?

A. Thanh thủy tinh
B. Thanh gỗ khô
C. Thanh sắt
D. Thước nhựa

Câu 5. Đơn vị đo hiệu điện thế là

A. Mét
B. Ki lô gam
C. Am pe
D. Vôn

Câu 6. Kí hiệu nào là Am pe kế

Câu 7. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật
B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật

Câu 8. Xe chạy một thời gian dài, sau khi xuống xe, sờ vào thành xe đôi lúc ta thâý như bị điện giật. Nguyên nhân:

A. Bộ phận điện của xe bị hỏng.
B. Thành xe cọ sát với không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động.
D. Do ngoài trời đang có cơn dông.

Câu 9: Nhiệt lượng là

A. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
C. phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 10: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Câu 11. Vật liệu nào sau dẫn nhiệt kém nhất

A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Gỗ

Câu 12. Cho các chất sau: bạc, giấy, thủy tinh, nhựa. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất?

A. Nhựa
B. Thủy tinh
C. Bạc
D. Giấy

Câu 13. Nung nóng hòn bi sắt, khi đó các phân tử của nó. . . . .

A. chuyển động chậm hơn và nội năng của vật tăng.
B. chuyển động chậm hơn và nội năng của vật giảm.
C. chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng.
D. chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật giảm.

Câu 14: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.
B. Đốt ở miệng ống.
C. Đốt ở đáy ống.
D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 15: Hệ cơ quan trong cơ thể người có vai trò giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể là:

A. hệ tuần hoàn
B. hệ Hô hấp
C. hệ tuần hoàn
D. hệ tiêu hóa

Câu 16: Dinh dưỡng là:

A. các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể.
B. các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
C. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
D. cả A và B

....................

Đề cương giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Au.
B.Mg.
C. Fe.
D. Zn.

Câu 2: Trong các base sau đây, base nào tan tốt trong nước?

A. Al(OH)3.
B .NaOH.
C. Mg(OH)2.
D. Zn(OH)2.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. KNO3.
B.NaCl.
C. Ba(OH)2.
D. HCl.

Câu 4: Khi pH < 7 thì dung dịch có môi trường

A. acid.
B.base.
C. muối.
D. trung tính.

Câu 5: Sản phẩm của phản ứng giữa Mg và O2

A. MgO.
B.Mg2O.
C. Mg2O3.
D. MgO2.

Câu 6: Oxide nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. CuO.
B.P2O5.
C. Fe3O4.
D. Fe2O3.

Câu 7: Tên gọi của KNO3

A. Potassium chloride.
B. Sodium sulfate.
C. Potassium nitrate.
D. Potassium carbonate.

Câu 8: Chất nào sau đây có thể dùng làm phân đạm?

A. NaNO3.
B.Ca3(PO4)2.
C. K2CO3.
D. NaCl.

Câu 9 Hệ vận động ở người gồm những cơ quan nào?

A. Tim, phổi, mạch máu.
B. Khí quản, cây phế quản, phế nang, phổi.
C. Cơ vân, xương, khớp.
D. Dây chằng, xương, khớp.

Câu 10: “Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn phù hợp với các cử động linh hoạt”. Đây là một ví dụ về

A. đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng.
B. ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm.
C. sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương.
D. thành phần hóa học của xương phù hợp với chức năng.

Câu 11: Cơ có hai tính chất cơ bản là

A. gấp và duỗi.
B. co và dãn.
C. phồng và xẹp.
D. kéo và đẩy.

Câu 12: Đâu là nhận định đúng khi nói về những lưu ý khi luyện tập thể dục thể thao?

A. Tránh tập luyện thường xuyên.
B. Tập luyện càng nhiều thời gian càng tốt.
C. Cần khởi động kĩ trước khi tập luyện.
D. Mức độ tập luyện càng nặng càng có hiệu quả.

Câu 13: Cho các phát biểu về hệ tiêu hóa ở người:

(1) Tuyến tiêu hóa không thuộc hệ tiêu hóa ở người.

(2) Quá trình tiêu hóa hóa học giúp biến thức ăn thành các chất đơn giản.

(3) Sau khi được biến đổi thành các chất đơn giản, các chất này đi qua niêm mạc ruột non.

(4) Vai trò của sự tiêu hóa là biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 14: Tuyến nước bọt có chức năng

A. tiêu hoá acid amin.
B. làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột chín.
C. đảo trộn thức ăn.
D. hấp thu các chất dinh dưỡng.

.............

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
100
  • Lượt tải: 16.890
  • Lượt xem: 160.325
  • Dung lượng: 86,1 KB
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hiếu Nguyễn
    Hiếu Nguyễn

    phản ứng dư thì phải tính theo số mol dư chứ


    Thích Phản hồi 27/02/23
    • Nguyễn Yến
      Nguyễn Yến

      👍


      Thích Phản hồi 16/03/23