Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024 10 đề đọc hiểu cuối học kì 2 lớp 3
TOP 10 Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024 giúp các em học sinh lớp 3 nắm chắc các dạng câu hỏi đọc hiểu, để ôn thi học kì 2 năm 2023 - 2204 hiệu quả.
Với 10 Đề đọc hiểu Tiếng Việt 3: Hãy đổi ngược lại, Tình bạn, Bài học của gà con, Sài Gòn tôi yêu,... còn giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình thuận tiện hơn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
Đọc thầm văn bản sau:
HÃY ĐỔI NGƯỢC LẠI
Một họa sĩ trẻ tuổi đến gặp danh họa A-đôn Vôn Men-gien để xin lời khuyên thành công trong sự nghiệp.
- Tôi vẽ một bức tranh không đến một ngày nhưng không hiểu tại sao muốn bán được nó lại mất cả năm trời?
Men-gien suy nghĩ một hồi rồi nói với anh ta:
- Cậu thử đổi ngược xem!
Anh thanh niên hỏi lại:
- Ý ngài là sao cơ?
Men-gien đáp:
- Đổi ngược - tức là cậu bỏ hẳn một năm trời để vẽ, có khi chỉ cần một ngày là bán được tranh!
- Nhưng như thế thì chậm quá! - Chàng thanh niên ngạc nhiên thốt lên.
Lúc này, Men-gien nhỏ nhẹ nói:
- Đúng vậy! Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt đâu. Cậu hãy nghĩ cho kĩ đi!
Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện, ra sức tìm tòi, suy nghĩ mất gần cả năm trời mới vẽ được một bức tranh. Quả nhiên, bức tranh này đã bán được chỉ trong vòng một ngày.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:
Câu 1. Người họa sĩ trẻ đã thắc mắc với Men-gien điều gì?
a. Làm thế nào để thành công trong sự nghiệp hội họa?
b. Tại sao phải mất cả năm trời để bán một bức tranh cần không đến một ngày để vẽ?
c. Làm thế nào để vẽ tranh nhanh và đẹp?
Câu 2. Men-gien đã khuyên người họa sĩ trẻ điều gì?
a. Vẽ các bức tranh ngược.
b. Vẽ mỗi bức tranh trong thời gian dài.
c. Đầu tư thời gian để vẽ tranh.
Câu 3. Câu văn nào dưới đây nêu được ý nghĩa câu chuyện?
a. Cậu thử đổi ngược xem!
b. Sáng tác nghệ thuật là lao động gian khổ, không thể có chuyện đi đường tắt được đâu.
c. Chàng thanh niên đó đã nhận được một lời khuyên chân thành từ Men-gien.
Câu 4. Em đã làm được việc gì thể hiện sự khổ luyện trong học tập?
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
Câu 5. Đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận được gạch chân trong các câu sau:
a. Có tiếng chim hót véo von trong vườn.
……………………………………………………………………………..........
b. Sau khi về nhà, anh không ngừng khổ luyện.
………………………………………………………………………….......…...
Câu 6. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào ô trống.
Lý Thường Kiệt là nhà quân sự ☐ chính trị kiệt xuất và nhà văn Việt Nam đời Lý ☐ năm 1075 ☐ Lý Thường Kiệt đã tham gia chỉ huy tấn công đồn lũy của giặc ở mặt Bắc ☐ tiêu diệt phần lớn lực lượng của giặc.
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ ….. để câu văn có hình ảnh nhân hóa.
Trong bức tranh, những cánh chim cứ …………………………bên các lùm cây.
Câu 8. Hãy tìm và viết một câu văn trong bài thuộc mẫu câu Ai làm gì?
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
Câu 9. Viết tiếp vào chỗ ….. để mỗi dòng sau thành câu:
a. Để có sức khỏe tốt,………………………………………………………...…
…………………………………………………………………………….............
b. Nhờ siêng năng luyện tập,……………………………………………………
…………………………………………………………………………………......
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
Đọc thầm văn bản sau:
TÌNH BẠN
Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:
- Cứu tôi với!
Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.
Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:
- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!
(Theo Những câu chuyện về tình bạn)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:
Câu 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì?
A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào cứu Gà con vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.
Câu 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân?
A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ Cún con.
C. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
Câu 3. Thấy Gà con bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn?
A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.
Câu 4. Câu “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai - làm gì?
B. Ai - thế nào?
C. Ai - là gì?
Câu 5. Câu “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi.” được tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?
A. Gọi sự vật bằng từ để gọi người.
B. Tả sự vật bằng từ ngữ để tả người.
C. Nói với sự vật thân mật như nói với người.
Câu 6. Vì sao Cún cứu Gà con?
A. Cún ghét Cáo
B. Cún thương Gà con
C. Cún thích đội mũ sư tử
Câu 7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong câu chuyện.
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
Câu 8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
Câu 9. Đặt dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây:
Cún con đáp
- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn của nhau mà
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
Đọc thầm văn bản sau:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng. Bỗng nhiên, có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Gà con giả vờ không nghe thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
- Cứu tôi với, tôi không biết bơi!
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
Theo Những câu chuyện về tình bạn
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:
1. Vịt con và Gà con chơi trốn tìm ở đâu?
a. Ở nhà của Vịt con
b. Ở nhà của Gà con
c. Ở trong rừng
2. Khi thấy Vịt con khóc, Gà con đã làm gì?
a. Gà con sợ quá, khóc ầm lên.
b. Gà con dỗ dành cho bạn đỡ sợ.
c. Gà con bay lên cây, bỏ mặc Vịt con.
3. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân?
a. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
b. Vịt con vội vàng giả vờ chết.
c. Vịt con vội trèo lên cây.
4. Khi thấy Gà con rơi xuống nước kêu cứu, Vịt con đã làm gì?
a. Vịt con không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên.
b. Vịt con bỏ mặc Gà con.
c. Vịt con đi tìm người cứu Gà con lên.
5. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ?
a. Vì Gà con đã đối xử không tốt với bạn.
b. Vì Gà con không biết bơi.
c. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
6. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
…………………………………………………….………………………………………………………
………………………………………………………….…………………………………………………
………………………………………………………….…………………………………………………
7. Câu “Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
8. Bài văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
9. Bộ phận gạch chân trong câu: “Gà con đậu trên cây cao.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
Đọc thầm văn bản sau:
SÀI GÒN TÔI YÊU
Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu nắng sớm nơi đây, một thứ nắng ngọt ngào, yêu những buổi chiều lộng gió và yêu cả những cơn mưa bất ngờ. Tôi yêu phố phường náo nhiệt xe cộ. Yêu cái tĩnh lặng của buổi sáng với không khí mát dịu, cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
Ở trên đất này, không có người Bắc, người Trung, người Nam, ... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và coi nơi đây là quê hương mình.
Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc dễ dãi. Các cô gái tóc buông trên vai, áo bà ba trắng, dáng đi nhanh nhẹn, nụ cười thân tình, tươi tắn. Đặc biệt là cặp mắt sáng rạng rỡ, đôi lúc hóm hỉnh. Cái đẹp thật đơn sơ, giản dị.
Tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người nơi đây - một mối tình thủy chung, bền chặt.
Theo Minh Hương
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:
Câu 1: Tác giả yêu Sài Gòn như thế nào?
a. Nồng nhiệt
b. Cháy bỏng c. Da diết
Câu 2: Những từ ngữ “phố phường náo nhiệt xe cộ”, “cái tĩnh lặng của buổi sáng”, “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” thể hiện nét riêng nào của Sài Gòn?
a. Sài Gòn rất ồn ào, náo nhiệt.
b. Sài Gòn ở mỗi thời điểm trong ngày có một vẻ riêng.
c. Sài Gòn rất yên tĩnh, thanh bình.
Câu 3: Vì sao tác giả lại nói ở Sài Gòn không có người Bắc, người Trung, người Nam,... mà chỉ toàn người Sài Gòn"?
a. Vì người dân sống ở đây đều sinh ra ở Sài Gòn.
b. Vì ai sống lâu, sống quen ở đây cũng coi Sài Gòn là quê.
c. Vì người dân sống ở đây đều có gốc gác lâu đời ở Sài Gòn.
Câu 4: Nét đặc trưng trong tính cách người Sài Gòn là:
a. thẳng thắn, chân thành
b. nhanh nhẹn, hóm hỉnh
c. rạng rỡ, giản dị
Câu 5: Bài văn nói về điều gì?
a. Con người Sài Gòn ăn nói tự nhiên, nhiều lúc dễ dãi.
b. Tình cảm yêu mến của tác giả đối với thiên nhiên.
c. Tình cảm thủy chung, bền chặt của tác giả đối với Sài Gòn và con người nơi đây.
Câu 6: Hãy viết 1 - 2 câu nói lên suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài này.
Câu 7: Câu “Người Sài Gòn rất thẳng thắn, chân thành.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật?
a. yêu, ăn nói, sống, ngỡ
b. mát dịu, thẳng thắn, chân thành, tươi tắn
c. phố phường, xe cộ, dáng đi, nụ cười
Câu 9: Đặt 1 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (gạch chân bộ phận đó).
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 3.