Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông” Văn mẫu lớp 9 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông” gồm 2 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình thật hay.

Tái Ông thất mã

Nhờ đó, các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Thực hành tiếng Việt - Bài 2: Truyện thơ nôm SGK Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 trang 43. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn, nhanh chóng viết đoạn văn thật hay.

Đề bài: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.

Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”

Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã - Mẫu 1

Ngày xưa có một ông lão sống ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giáp với nước Hồ (tái ông). Ông có nuôi một con ngựa. Một hôm, ngựa của ông bỏ chạy sang địa phận nước Hồ, mọi người xung quanh đều đến chia buồn với ông, nhưng ông tin rằng biết đâu lại có chuyện tốt đến. Không lâu sau con ngựa của ông trở về và còn dẫn theo một con ngựa cao lớn, mạnh mẽ của nước Hồ. Mọi người đến chúc mừng ông, nhưng ông lại dự đoán có khi đó là một tai họa. Quả nhiên, con trai ông lão vốn rất thích cưỡi ngựa nên đã cưỡi con ngựa to khỏe nước Hồ, cuối cùng bị ngã gãy xương và bị què chân. Lúc này hàng xóm lại rối rít đến thăm nom, nhưng ông lại nói rằng: “Biết đâu nhờ họa mà lại được phúc”. Một năm sau, quân Hồ tràn sang gây chiến tranh và những người trẻ tuổi trong vùng hầu như đều chết trận. Thế nhưng con trai ông lão vì què chân nên được miễn đi lính và cuối cùng may mắn thoát chết.

Ý nghĩa điển tích: Trong cuộc đời này, điều gì mang đến may mắn, điều gì mang đến bất hạnh, chúng ta đều không lường trước được. Vậy nên, nếu những chuyện gì đã thuộc về quá khứ và không thể thay đổi được, bạn hãy chấp nhận chúng. Phúc hay họa đều là khó có thể lường trước được, nếu nó xảy ra thì chúng ta hãy chấp nhận và đối mặt với nó.

Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông thất mã - Mẫu 2

Có một ông lão kia sinh sống gần biên ải (tức Tái Ông). Nhà ông nuôi một con ngựa quý. Thế nào nó tự nhiên đi vào đất bắc mất hút. Những người quen biết đến nhà hỏi thăm, ông nói với họ: “Mất ngựa biết đâu lại là điềm may”. Quả nhiên, mấy hôm sau con ngựa nọ trở về, lại “rủ” thêm mấy con tuấn mã nữa đi cùng. Anh em láng giềng đến chia vui, ông lại chép miệng nói: “Ôi dào! Được thêm ngựa biết đâu lại là hoạ đó”. Cầu được ước thấy! Con trai ông thấy ngựa đẹp bèn mải mê tập cưỡi, phi ngựa suốt ngày để đến nỗi một hôm ngã gãy cả chân. Tội quá! Trước sự kiện này, mọi người cho là tai hoạ, nhưng Tái Ông vẫn ung dung: “Biết đâu lại là phúc đó!”. Mà cũng nghiệm vậy. Sau đó, đất nước bị giặc giã, trai tráng tất thảy phải ra trận. Mà xung trận tiền thì “mười thằng chết chín” là cái chắc. Riêng cậu con trai ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót, ở với cha trọn đời, sinh con đẻ cái. Quả là “trong phúc có hoạ”, “trong hoạ lại có phúc”. Sự đời thật khó mà lường.

Ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”: chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo. Ngựa tái ông họa phúc biết về đâu.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨