Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 70 sách Kết nối tri thức tập 2

Để giúp học sinh chuẩn bị cho bài nói, Download.vn xin cung cấp tài liệu học tập Soạn văn 6: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Tài liệu dành cho học sinh lớp 6, hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 6: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Tóm lược nội dung bài viết thành dạng đề cương.

- Chú ý sự khác nhau về cách mở đầu, triển khai, cách kết thúc giữa bài viết và bài nói để trình bày các nội dung bằng ngôn ngữ nói phù hợp.

- Đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh, ghi chú thêm các số liệu, các bằng chứng…

b. Tập luyện

Đối với bài nói trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống, hình thức tập luyện tốt nhất là theo nhóm. Các thành viên luân phiến nói, nghe và góp ý cho nhau để rút kinh nghiệm.

Trình bày bài nói

a. Mở đầu

Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn một cách gọn, rõ. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách dùng câu chuyện để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).

b. Triển khai

  • Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị. Khi nói, cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng.
  • Nhấn mạnh ý kiến riêng của bản thân.

c. Kết luận

  • Tóm lược nội dung đã trình bày.
  • Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.
  • Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.

Sau khi nói

- Người nghe:

  • Trao đổi lại với người nói về hiện tượng (vấn đề) đời sống được thảo luận, cách trình bày bài nói.
  • Thảo luận bằng cách nêu thắc mắc, yêu cầu người nói giải đáp thêm. Nhận xét lí lẽ và bằng chứng người nói sử dụng.

- Người nói:

  • Lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.
  • Giải thích thêm những chỗ người nghe thắc mắc.
  • Bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.

* Mẫu hướng dẫn: 

Mẫu 1

- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… . Sau đây, tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…

- Nội dung chính:

Ngày nay, con người có rất nhiều phương tiện để giải trí. Một trong số đó trò chơi điện tử.

Trước hết, cần hiểu trò chơi điện tử (game online) là một dạng trò chơi trực tuyến. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Đó không chỉ là trò tiêu khiển của lứa tuổi trẻ em mà còn là người lớn tuổi.

Một thực trạng đang xảy ra là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game”. Điều đó đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Việc ngồi trước màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, người chơi sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc vào game. Những đối tượng chơi game thường là học sinh, sinh viên - chưa làm ra tiền, vì thế để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như nói dối, trộm cắp, lừa lọc…

Nhưng chơi game không hoàn toàn chỉ có tác hại mà còn mang lại một số lợi ích nhất định. Chơi game giúp thư giãn, giải trí sau những giờ học tập, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều nội dung game hấp dẫn giúp người chơi rèn luyện được kĩ năng, kĩ thuật nhanh tay nhanh mắt. Có nhiều game còn có nội dung trò chơi liên quan đến các lĩnh vực khoa học giúp người chơi bổ sung được những kiến thức quý giá. Bởi vậy, mỗi người cần ý thức được tác hại cũng như lợi ích của trò chơi điện tử.

Rõ ràng, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Người chơi cần biết cần bằng để phát huy được lợi ích, tránh xa những tác hại của trò chơi điện tử.

- Kết thúc: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Mẫu 2

- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… . Sau đây, tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề…

- Nội dung chính:

Khi tham gia giao thông, mỗi người cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Nhưng hiện nay đang tồn tại hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.

Xe đạp điện là một phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến, đặc biệt là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Nhưng hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Việc đội mũ bảo hiểm thường mang tính chất đối phó, khi có sự giám sát của nhà trường. Một số học sinh đội mũ nhưng không cài quai cẩn thận. Có học sinh chỉ mang theo mũ bảo hiểm để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trước hết là do ý thức của học sinh. Việc thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hay nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn. Nhiều bạn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội hoặc không đội mũ bảo hiểm để gây sự chú ý, thể hiện sự khác biệt. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm.

Chúng ta cần hiểu rằng, việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn, bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị, hoặc tạo thành thói quen xấu trong tương lai.

Chính vì vậy, gia đình và cần có những biện pháp tuyên truyền để học sinh hiểu rõ luật giao thông. Lực lượng chức năng cần xử lí nghiêm các hành vi vi phạm để có tính răn đe. Quan trọng nhất, mỗi học sinh cũng cần có ý thức chấp hành nghiêm túc việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

Mỗi người hãy nhớ rằng việc đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng có vai trò vô cùng quan trọng khi tham gia giao thông.

- Kết thúc: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
90
  • Lượt tải: 93
  • Lượt xem: 12.839
  • Dung lượng: 156,8 KB
Sắp xếp theo