Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 1

Bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức, tập 1.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình
Soạn bài Chuyện cổ nước mình

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Chuyện cổ nước mình. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Mẫu 1

1.1 Trước khi đọc

1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Một số câu chuyện cổ như: Chuyện quả bầu, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Cây tre trăm đốt, Sọ dừa

2. Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

  • Các nhân vật yêu thích: Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa…
  • Lý do: Đây đều là những nhân vật thông minh, dũng cảm và tốt bụng…

1.2 Đọc văn bản

Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.

Gợi ý:

  • Màu sắc: Vàng của nắng, trắng của mưa.
  • Đường nét: Con sông chảy, rặng dừa nghiêng soi.

1.3 Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

- Dấu hiệu: Các câu thơ 6 chữ - 8 chữ nối tiếp tạo thành một bài thơ.

Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

- Ở hiền thì lại gặp hiền: Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt…

- Thị thơm thì giấu người thơm: Tấm Cám

- Đẽo cày theo ý người ta: Đẽo cày giữa đường.

- Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích trầu cau.

Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

- Tình yêu thương bao la giữa con người: Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

- Khát vọng cuộc sống công bằng: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Câu 4. Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

  • Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên.
  • Tình cảm yêu mến dành cho câu chuyện cổ nước mình, cùng với đó là niềm tự hào khi chuyện cổ giúp con người hiểu rõ hơn về thế hệ trước.

Câu 5.

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

Truyện cổ chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc, gửi gắm lời dặn dò của ông cha để thế hệ mai sau trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

Những câu chuyện cổ tuy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng những bài học để lại thì vẫn còn nguyên giá trị mới mẻ với cuộc sống hiện đại.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

- Mẫu 1: Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Mẫu 2: Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:

“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu - thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Mẫu 2

2.1 Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

- Quê ở Quảng Bình.

- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

- Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

a. Thể thơ

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được sáng tác theo thể thơ lục bát.

b. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Người ngay thì gặp người tiên độ trì”: Tình yêu thương mênh mông, triết lý niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”: Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” - khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
  • Phần 3. Còn lại: Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp.

2.2 Đọc hiểu văn bản

1. Tình yêu thương mênh mông, triết lí niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”

2. Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” - khó khăn, thử thách trong cuộc sống:

“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi”

3. Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp:

“Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.”

4. Chuyện cổ nước mình còn ẩn chứa những bài học đạo lý quý giá cho con người:

“Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.”

  • Chăm chỉ siêng năng làm lụng.
  • Có trí tuệ, có chính kiến của bản thân.
  • Coi trọng tình nghĩa sâu nặng.

=> Bài thơ giản dị mà sâu sắc.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình - Mẫu 3

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ, bài thơ Chuyện cổ nước mình.

(2) Thân bài

a. Tình yêu thương mênh mông, triết lý niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì

b. Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” - khó khăn, thử thách trong cuộc sống:

Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

c. Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp:

Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

d. Chuyện cổ nước mình còn ẩn chứa những bài học đạo lý quý giá cho con người:

Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

- Vẻ đẹp phẩm chất:

  • Chăm chỉ siêng năng làm lụng.
  • Có trí tuệ, có chính kiến của bản thân.
  • Coi trọng tình nghĩa sâu nặng.

=> Bài thơ giản dị mà sâu sắc.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ nước mình.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
402
  • Lượt tải: 259
  • Lượt xem: 134.495
  • Dung lượng: 65,5 KB
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phúc Vũ
    Phúc Vũ

    🙁 bỏ giở quá ngược lại nha🤭

    Thích Phản hồi 24/11/22
    • Diện Vũ
      Diện Vũ

      10/10

      Thích Phản hồi 24/11/22
      • Quyên Hoàng
        Quyên Hoàng

        hay thật tuyệt vời 10 đỉm😁

        Thích Phản hồi 29/11/22
        • vo toan vo toan vo huu toan
          vo toan vo toan vo huu toan 💯Đ
          Thích Phản hồi 20:40 12/11
          • vo toan vo toan vo huu toan
            vo toan vo toan vo huu toan 100/100 Đ
            Thích Phản hồi 20:35 12/11