Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Toán (4 bộ sách) Góp ý SGK lớp 9 năm 2024 - 2025

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Toán năm 2024 - 2025 giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về 4 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cùng khám phá.

Với những lời nhận xét, góp ý môn Toán 9 chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Lịch sử - Địa lí, Giáo dục thể chất, Công nghệ 9. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Phiếu góp ý SGK Toán 9 Kết nối tri thức

ĐƠN VỊ.....................
TRƯỜNG THCS ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN TỔNG HỢP PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
MÔN TOÁN; LỚP 9
BỘ SÁCH: KNTT

Họ và tên giáo viên:......................................

Đơn vị:...........................................................

Nội dung góp ý:

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

do đề xuất

Luyện tập chung

19

Ví dụ 2

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ thay bằng ví dụ khác

Liên quan đến phương trình hoá học gây khó khăn cho người dạy và người học.

20

Bài tập 1.13

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến phương trình hoá học gây khó khăn cho người dậy và người học.

Bài 4. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai

58

Bỏ bài tập phần vận dụng

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Thay bằng bài tập khác

Liên quan đến Vật lí gây khó khăn cho người dậy và người học

Luyện tập chung

64

Bài tập 3.30

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến Vật lí gây khó khăn cho người dậy và người học

Hoạt động thực hành trải nghiệm

114

Pha chế nồng độ dung dịch theo yêu cầu

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ và thay bằng hoạt động khác liên quan đến Toán

Liên quan đến kiến thức môn Hoá học gây khó khăn cho người dạy và người học

Bài 19. Phương trình bậc nhất một ẩn

17

Bài tập 6.13

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến Vật lí gây khó khăn cho người dậy và người học

Luyện tập chung

20

Bài tập 6.18

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến kiến thức Vật lí gây khó cho người dạy và người học

Bài tập cuối chương VI

31

Bài tập 6.50

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến kiến thức Vật lí gây khó cho người dạy và người học

Gen trội trong các thế hệ lai

123

Gen trội trong các thế hệ lai

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ và thay bằng hoạt động TN khác liên quan đến môn Toán

Liên quan đến kiến thức Sinh học gây khó cho người dạy và người học

Phiếu góp ý SGK Toán 9 Cùng khám phá

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

do đề xuất

HĐTN/tập 1

27

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Các bài cổ nên đưa vào bài học nội dung bài 3. Giải bài toán bằng cách lập ….

HĐTN nên để HS thực hiện áp dụng thực tế

Bài 5. Góc ở tâm, cung và hình quạt tròn/tập 1

120

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Nên nhắc lại cụ thể cách sử dụng số trong tính toán

Trong công thức tính là tính số là bao nhiêu? Hay chỉ dựa vào máy tính cầm tay

Phiếu góp ý SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

do đề xuất

Bài tập cuối chương VI

23

Bài tập 18

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ

Liên quan đến kiến thức Hoá học gây khó khăn cho người dạy và người học.

Phiếu góp ý SGK Toán 9 Cánh diều

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

do đề xuất

Bài tập cuối chương I/tập 1

26; 27/Bài tập 7

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bổ sung rõ ràng là năng suất lao động của hai loại máy cắt cỏ là như nhau hay không?

Vì bài toán thực tế nên cần rõ ràng

Bài tập cuối chương I/tập 1

27/Bài tập 10

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Bỏ dấu cách “500 g”

Có thể bỏ luôn bài tập 10

Vì phải ghi “500g”

Vì bên hóa có giải dạng này rồi.

HĐTN

Tìm hiểu Bảo hiểm xã hội/tập 1

45/Mục 3. Bảo hiểm y tế

3. Bảo hiểm y tế

Phần này hay, nên cắt nội dung Bảo hiểm y tế vào HĐTN lớp 6

Bảo hiểm y tế vào HĐTN lớp 6 thì hữu dụng hơn.

Bài 1. Hình trụ/tập 2

95/ dòng 2

Phiếu góp ý SGK Toán 9

Nên nhắc lại cụ thể cách sử dụng số trong tính toán

Trong công thức tính là tính số là bao nhiêu? Hay chỉ dựa vào máy tính cầm tay

………., ngày .... tháng... năm.....

GIÁO VIÊN

Phiếu góp ý SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo theo tiêu chí

TRƯỜNG TH ……
TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9 NĂM HỌC 2024 - 2025

Tên sách: Toán 9 (Chân trời sáng tạo)

Tác giả: Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên)

Trần Đức Huyên – Nguyễn Thành Anh (đồng Chủ biên)

Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh, Nguyễn Đặng Trí Tín

Tiêu chí (Theo TT 27/2023/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK
Toán 9 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung, cách thức thể hiện SGK có tính kế thừa; nội dung và ngôn ngữ gần gũi, dễ sử dụng; dễ dàng triển khai với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo kế thừa nhiều yếu tố phù hợp của SGK Toán theo chương trình 2006 – cấp THCS như: nội dung trọng tâm, cơ bản; bố cục trình bày gọn gàng, mạch lạc; ngôn ngữ súc tích, trong sáng, dễ hiểu; …

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo không đòi hỏi điều kiện triển khai nào đặc biệt, hoàn toàn có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cơ bản của nhà trường.

Các hoạt động trong SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được thiết kế phù hợp để sử dụng, phát huy các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT (về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS) và tận dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường theo chương trình 2006. Ngoài ra sách Toán 9 – Chân trời sáng tạo cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ sử dụng, tận dụng các vật liệu sẵn có đối với HS (chẳng hạn: chiếc đinh ghim, que gỗ, tờ giấy, hộp giấy, …).

Ví dụ: Các đồ dùng giúp HS thực hành nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm hình trụ, hình nón, hình cầu là cần thiết, phù hợp và có thể phát huy rất hiệu quả để HS thực hiện các hoạt động học tập trong chương 10 về hình học trực quan.

1.2. Nội dung, cấu trúc SGK có tính mở, tính mềm dẻo, tính phân hóa hoá , có thể điều chỉnh để phù hợp nhiều nhóm đối tượng HS; dễ dàng liên hệ, mở rộng với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với đặc văn hoá, lịch sử, đại lí, kinh tế của địa phương.

– Các hoạt động, câu hỏi, bài tập trong SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo đa dạng, phong phú; thường được xây dựng có tình huống, bối cảnh thực tế (trong khoa học, cuộc sống hằng ngày và cuộc sống học tập) gần gũi, có ý nghĩa và vừa sức với HS, ( hạn chế tình trạng nhiều bài toán thuần toán học, hoặc có tính thực tế nhưng quá xa lạ hoặc quá sức đối với đại đa số HS).

– Sách có cấu trúc hợp lí, thể hiện ý đồ sư phạm nhất quán và tường minh với cả GV và HS.

Nhà trường, tổ bộ môn có thể điều chỉnh thứ tự một số chương mà vẫn đảm bảo tính logic, tính sư phạm; điều chỉnh số tiết của bài học (từ gợi ý trong sách GV); lựa chọn, bổ sung, thay thế những hoạt động, bài tập trong sách để phù hợp với các nhóm đối tượng HS; lựa chọn chủ đề và thời điểm phù hợp để tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm (sách thiết kế một số chủ đề, để cuối sách).

Ví dụ: Bài “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn” (thường rất dễ chỉ xét các bài toán thuần toán), các hoạt động Khởi động, Khám phá đều được xây dựng tình huống có tính thực tế (trồng cây, luyện tập thể dục). Nhiều tình huống thực tế khác xuất hiện trong hoạt động vận dụng và một số bài tập.

– Nhà trường có thể điều chỉnh số tiết, bổ sung, thay thế một số tình huống, bài tập tương tự trong bài này.

Trong sách xuất hiện nhiều hình ảnh, tư liệu, bối cảnh của đời sống thực tế của đất nước và các địa phương.

Ví dụ: Hình ảnh cảng Cát Lái (trang 36, tập một), trống đồng (trang 74, tập một), khu du lịch Bà Nà (trang 83, tập hai); bài toán có liên quan đến toà tháp Landmark 81 (trang 73, tập một), hải đăng Kê Gà (trang 105, tập một), nhà ga Bến Thành (trang 80, tập hai).

1.3. SGK có giá hợp l í ý , phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương; SGK bền, đẹp, có thể sử dụng lâu dài.

SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được viết gọn gàng, dung lượng phù hợp, giá thành hợp lý. Sách được in đẹp, có độ bền đảm bảo sử dụng lại trong nhiều năm (sách được thiết kế không chừa chỗ cho HS viết, vẽ vào).

1.4. Kho tài liệu, học liệu điện tử phong phú và dễ tiếp cận, hỗ trợ GV và HS sử dụng SGK hiệu quả.

Kho tài liệu, học liệu gắn với SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo khá phong phú và được cung cấp miễn phí tại các Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

GV, HS sử dụng mã số trên thẻ cào được tích hợp trên tem chống sách giả dán trên bìa 4 của sách.

1.5. Kênh phân phối, phát hành SGK kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

NXBGDVN có truyền thống, uy tín trong công tác biên soạn, xuất bản và cung ứng SGK. Nhờ có kênh phân phối rộng khắp cả nước, NXBGDVN đã luôn trách nhiệm, cung ứng kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các địa phương, cơ sở giáo dục.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

Đối với GV

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, GV; phù hợp và thuận lợi cho GV và nhà trường tổ chức dạy học và thực hiện các hoạt động giáo dục đang triển khai ở địa phương một cách hiệu quả.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, thể hiện một cách tường minh và cụ thể về định hướng về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá giáo dục của chương trình. Sách cũng kế thừa nhiều yếu tố phù hợp của SGK Toán theo chương trình 2006, như chú trọng nội dung trọng tâm, cơ bản; trình bày khúc chiết, rõ ràng, …

Do đó, sách phù hợp và hỗ trợ GV một cách đắc lực để thực hiện hiệu quả và thành công các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo xây dựng các hoạt động Khởi động khá hấp dẫn, nhẹ nhàng, phù hợp, thường có tình huống, bối cảnh thực tế gần gũi và có ý nghĩa với HS, thường có hình ảnh trực quan đi kèm với lời văn ngắn gọn.

– Nội dung các hoạt động Khám phá tạo nhiều cơ hội cho HS khám phá các kiến thức mới thông qua suy nghĩ, trao đổi, trả lời những câu hỏi vừa sức, có ý đồ sư phạm cao, dựa trên vốn kiến thức, kinh nghiệm vốn có của HS.

Với thiết kế như vậy, GV dễ dàng tổ chức cho HS khám phá kiến thức mới theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS.

Ví dụ: Tại mục “Trục căn thức ở mẫu” (trang 52, tập một, một nội dung mà rất dễ rơi vào tình trạng dạy HS quy tắc thực hiện mà không rõ ý nghĩa/tác dụng của nó), SGK thiết kế hoạt động khám phá liên quan đến tính độ dài ô cửa sổ, qua đó, HS nhận ra rằng có thể có nhiều cách viết kết quả, trong có cách viết để việc tính toán trở nên thuận tiện hơn. Nhờ đó, HS tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và hứng thú hơn.Cụ thể hơn, sách xây dựng các hoạt động Khởi động khá hấp dẫn, nhẹ nhàng, phù hợp, thường có tình huống, bối cảnh thực tế gần gũi và có ý nghĩa với HS, thường có hình ảnh trực quan đi kèm với lời văn ngắn gọn.

Nội dung các hoạt động Khám phá tạo nhiều cơ hội cho HS khám phá các kiến thức mới thông qua suy nghĩ, trao đổi, trả lời những câu hỏi vừa sức, có ý đồ sư phạm cao, dựa trên vốn kiến thức, kinh nghiệm vốn có của HS.

Với thiết kế như vậy, GV dễ dàng tổ chức cho HS khám phá kiến thức mới theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS.

Ví dụ: Tại mục “Trục căn thức ở mẫu” (trang 52, tập một, một nội dung mà rất dễ rơi vào tình trạng dạy HS quy tắc thực hiện mà không rõ ý nghĩa/tác dụng của nó), SGK thiết kế hoạt động khám phá liên quan đến tính độ dài ô cửa sổ, qua đó, HS nhận ra rằng có thể có nhiều cách viết kết quả, trong có cách viết để việc tính toán trở nên thuận tiện hơn. Nhờ đó, HS tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và hứng thú hơn.

2.21. 1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV thuận lợi trong xây dựng kế hoạch bài dạy; dễ dàng lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

– Các bài học có cấu trúc rõ ràng, nhất quán, gồm các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng. Tiến trình bài học trong SGK phù hợp với tiến trình tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của HS.

– Đầu tiên, ở hoạt động Khởi động, HS được đưa vào tình huống có vấn đề, kích thích sự tò mò, tạo hứng thú và động cơ học tập. Tiếp theo, ở hoạt động Khám phá, HS được tự mình tìm hiểu và giải quyết vấn đề dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, qua đó hình thành kiến thức mới. Tiếp theo, thông qua hoạt động Thực hành và Vận dụng, HS được hình thành kĩ năng, củng cố và vận dụng khái niệm trong các tình huống đa dạng, sinh động, phù hợp với trình độ của HS.

Điều này giúp GV dễ dàng, thuận lợi trong xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học bằng các hình thức và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS.

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. 2.3. Nội dung của sách phong phú, phù hợp, giúp GV dễ dàng lựa chọn, sử dụng, thực hiện dạy học phân hóa, tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

– Nội dung dạy học trong mỗi bài học phong phú, phù hợp, có ý đồ sư phạm cao, lồng ghép, tích hợp, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác; được sắp xếp hợp lí, từ đơn giản, trực quan đến khó, phức tạp hơn.

Ví dụ: Bài “Hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông” sử dụng rất nhiều tình huống thực tế khác nhau (đo chiều cao toà nhà, kích thước của thiết bị, khoảng cách và góc giữa các đối tượng trong thực tế, …). Với sự dẫn dắt tự nhiên để xây dựng kiến thức mới, các ví dụ tường minh, dễ hiểu và nhiều bài tập điển hình, phong phú có tình huống gắn với thực tế, bài học tạo nhiều cơ hội cho GV dạy học phân hoá và tích hợp, HS học tập hứng thú, phù hợp với khả năng.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Nội dung, yêu cầu cần đạt được thể hiện tường minh và cụ thể trong SGK Toán 9 – CTST; tạo thuận lợi để GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS, đặc biệt là đánh giá quá trình.

– Tại mỗi mục trong bài học (tương ứng với một đơn vị kiến thức), sau hoạt động khám phá, kiến thức trọng tâm và ví dụ, GV có thể đánh giá mức độ hiểu và khả năng áp dụng kiến thức của HS thông qua việc HS thực hiện các hoạt động thực hành (mức độ cơ bản) và vận dụng. Ngoài ra, còn có các bài tập được lựa chọn phong phú, điển hình, được sắp xếp từ cơ bản đến có tính phân hoá cao hơn. Một số câu hỏi yêu cầu HS phải suy luận, mô hình hoá, giải quyết vấn đề trong các bối cảnh, giúp HS rèn luyện, phát triển cũng như đánh giá các năng lực toán học và năng lực chung.

Đặc biệt có mục “ Sau bài học này, em làm được những gì ” ở cuối mỗi bài học, định hướng và khuyến khích HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

Các bài tập cuối chương tạo điều kiện để HS luyện tập, củng cố và tự đánh giá một cách tổng hợp các nội dung kiến thức trong chương ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Ví dụ:

Bài “Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn” (trang 15 – 21, tập một) có các hoạt động, ví dụ, thực hành, vận dụng và bài tập đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần đạt, từ mức độ nhận biết đến vận dụng, được phát biểu tường minh tại mục “ Sau bài học này, em làm được những gì? ” ở cuối bài học:

+ Giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

+ Tìm được nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng máy tính cầm tay.

+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.”

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và GV tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chia thành hai tập:

+ Tập một gồm 5 chương, 20 bài và 2 bài Hoạt động thực hành và trải nghiệm.

+ Tập hai gồm 5 chương, 19 bài và 3 bài Hoạt động thực hành và trải nghiệm.

– Nhà trường, tổ bộ môn có thể điều chỉnh thứ tự một số chương mà vẫn đảm bảo tính logic, tính sư phạm; điều chỉnh số tiết của bài học (từ gợi ý trong sách GV); lựa chọn, bổ sung, thay thế những hoạt động, bài tập trong sách để phù hợp với các nhóm đối tượng HS; lựa chọn chủ đề và thời điểm phù hợp để tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm (sách thiết kế một số chủ đề, để cuối sách).

Nhà trường có thể điều chỉnh số tiết, bổ sung, thay thế một số tình huống, bài tập tương tự trong bài này.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi HS.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được trình bày bằng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi HS.

– Sách sử dụng nhiều hình ảnh với màu sắc sinh động, kết hợp cân đối, hài hoà với kênh chữ làm nội dung trở nên trực quan, súc tích, dễ tiếp nhận, trang sách sinh động, hấp dẫn với HS.

2.2.1 Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

– SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo có cấu trúc chương và bài học tường minh, nhất quán, dễ tiếp nhận và có tính sư phạm cao, tạo nhiều cơ hội để HS học toán một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, hứng thú và tích cực.

+ Mỗi chương có trang mở đầu chương giới thiệu sơ bộ nội dung học tập của chương và có hình ảnh chủ đề sinh động, tạo sự hấp dẫn và thu hút sự chú ý của HS.

+ Mỗi bài học có các hoạt động Khởi động, Khám phá, Thực hành và Vận dụng, phù hợp với tiến trình học thông qua làm, thông qua hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

+ Với hoạt động Khởi động, HS được đưa vào tình huống có vấn đề với bối cảnh gần gũi, trực quan (luôn có hình ảnh đi kèm), kích thích sự suy nghĩ và hứng thú học tập của HS.

+ Qua hoạt động Khám phá, với những câu hỏi có tính dẫn dắt, gợi mở trong các tình huống đa dạng, sinh động, HS có nhiều cơ hội chủ động tham gia, suy nghĩ, trao đổi, trình bày ý kiến, huy động các kiến thức, kinh nghiệm vốn có để khám phá kiến thức mới.

+ Sau phần kiến thức trọng tâm và các ví dụ được trình súc tích, dễ hiểu, HS chủ động, tích cực thực hành để hình thành kĩ năng, củng cố, nắm chắc kiến thức trọng tâm, cơ bản, vận dụng chúng trong những tình huống có vấn đề giàu bối cảnh thực tiễn.

Ví dụ: Bài “Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn” (trang 6-10, tập 1), bắt đầu bằng hoạt động Khởi động với câu hỏi liên quan đến tình huống đánh gôn, sau đó là các hoạt động Khám phá, dẫn dắt một cách khéo léo để HS khám phá cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu quy được về phương trình bậc nhất. Tiếp đó, sau phần kiến thức trọng tâm và các ví dụ, HS thực hành để hình thành và rèn luyện kĩ năng, rồi vận dụng để giải những bài toán có bối cảnh thực tiễn.

Với quá trình như trên, HS có nhiều cơ hội tham gia hoạt động, hiểu bài một cách nhẹ nhàng, có thể thực hành và vận dụng kiến thức (tránh tình trạng HS chấp nhận làm một cách máy móc mà không rõ ý nghĩa mỗi bước biến đổi trong giải phương trình dạng này).

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp HS xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của HS.

– Các hoạt động khởi động luôn có hình ảnh trực quan đi kèm với phần chữ ngắn gọn, dễ hiểu. Phần lớn hoạt động khám phá, nhiều hoạt động thực hành, vận dụng và bài tập có hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ kết hợp với phần chữ.

+ Các câu hỏi trong các hoạt động Khởi động, Khám phá, Vận dụng (và cả các bài tập) trong các bài học của SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo yêu cầu HS tích cực tham gia, suy nghĩ, trao đổi, trình bày, huy động, vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề. Qua đó, HS có nhiều cơ hội để hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực toán học và năng lực chung.

Ví dụ: Bài “Phương trình bậc hai một ẩn” (trang 11 – 17, tập hai) được thiết kế khéo léo, tạo nhiều cơ hội để HS thông qua tham gia các hoạt động khám phá khái niệm phương trình bậc hai từ tình huống cụ thể, khám phá cách giải phương trình bậc hai một cách tự nhiên dựa trên ý tưởng về giải phương trình tích đã có; đồng thời tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học (biến đổi phương trình bậc hai về dạng tích, dạng bình phương của một nhị thức bằng một số, từ đó khái quát hoá công thức nghiệm của phương trình bậc hai); năng lực mô hình hoá toán học (thiết lập phương trình bậc hai từ tình huống thực tiễn), năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học (bằng cách thiết lập và giải phương trình bậc hai), năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán (giải phương trình bậc hai bằng máy tính cầm tay), …

+ Hầu hết các hoạt động khởi động, khám phá và vận dụng trong SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được xây dựng có bối cảnh gắn với tình huống thực tế trong đời sống thường ngày hoặc trong khoa học (gồm Toán học và các môn học khác), ở mức độ quen thuộc, gần gũi và phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của học sinh.

Các vấn đề đặt ra trong bối cảnh gắn với thực tế kích thích HS chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu, đưa ra phương án giải quyết vấn đề, kích thích HS tư duy độc lập và sáng tạo.

Ví dụ: Trang 10 – 12, Bài “Phương trình bậc nhất hai ẩn và hệ hai phương trình bậc bậc nhất hai ẩn”, hoạt động Khởi động bắt đầu bằng bài toán cổ được phát biểu dưới dạng bài thơ, tạo hứng thú học tập cho HS. Sau đó, ở mục 1, thông qua bài toán thực tế về mối liên hệ giữa hai thang đo nhiệt độ, HS được làm quen và khám phá khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn. Ở mục 2, từ bài toán thực tế về chuyển động, HS khám phá khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

Tương tự, ở trang 30, bài “Bất phương trình bậc nhất một ẩn”, hoạt động Khởi động, Khám phá đều được xây dựng trên tình huống thực tế gần gũi và có ý nghĩa đối với HS (trồng cây, luyện tập thể dục).

+ Thông qua tham gia các hoạt động như vậy, HS hứng thú, tiếp cận khái niệm một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ hiểu, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề.

– Lời văn của phần kiến thức trọng tâm và trong các hoạt động thường ngắn gọn, tường minh, dễ hiểu đối với HS.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

NXBGDVN có truyền thống, uy tín trong công tác biên soạn, xuất bản và cung ứng SGK. Nhờ có kênh phân phối rộng khắp cả nước, NXBGDVN đã luôn trách nhiệm, cung ứng kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các địa phương, cơ sở giáo dục.

Kho tài liệu, học liệu gắn với SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo khá phong phú và được cung cấp miễn phí tại các Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

GV, HS sử dụng mã số trên thẻ cào được tích hợp trên tem chống sách giả dán trên bìa 4 của sách.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, ...) của địa phương.

SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo có nội dung đa dạng, nhiều hình thức, GV có thể tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, ...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Các hoạt động trong SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo được thiết kế phù hợp để sử dụng, phát huy các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT (về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS) và
tận dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường theo chương trình 2006.

Ngoài ra SGK Toán 9 – Chân trời sáng tạo cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ sử dụng, tận dụng các vật liệu sẵn có đối với HS (c hẳng hạn: chiếc đinh ghim, que gỗ, tờ giấy, hộp giấy, …) .

KẾT LUẬN:

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /…… (100%)

- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa TOÁN 9 – Chân trời sáng tạo do Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên) – Trần Đức Huyên – Nguyễn Thành Anh (đồng Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.885
  • Lượt xem: 26.998
  • Dung lượng: 13,6 MB
Sắp xếp theo