Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) Soạn Sử 7 trang 51 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 51, 52, 53, 54, 55, 56 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) của Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 14 chương 5 phần Lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 14

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

Em hãy nêu những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước

Trả lời:

Những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước:

  • Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.
  • Ngô quyền thiết lập bộ máy chính quyền mới và cử các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng ở địa phương.
  • Chế định triều nghi phẩm phục. (Quy định về lễ nghi, trang phục quan lại).

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

- Vì sao gọi tình hình đất nước cuối thời Ngô là “Loạn 12 sứ quân”?

- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước trong hoàn cảnh nào? Trình bày nét chính về công cuộc thống nhất đất nước của ông.

Trả lời:

- Gọi tình hình đất nước cuối thời Ngô là “Loạn 12 sứ quân” vì sau khi Ngô Quyền mất, một số hào trưởng địa phương nổi dậy chiếm giữ các nơi.

- Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Cả nước bấy giờ chia làm 12 sứ quân đóng ở mỗi vùng.

- Một số nét chính về công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

  • Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.
  • Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng.
  • Tình trạng cát cứ chấm dứt.
  • Cuối năm 967, đất nước được thống nhất.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

Dựa vào lược đồ 14.9, em hãy mô tả nét chính về cuộc chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

Trả lời:

Nguyên nhân: Do tình hình chính trị trong nước bất ổn: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, Đinh Toàn nối ngôi nhưng còn nhỏ tuổi. Lê Hoàn được suy tôn làm vua.

Diễn biến:

  • Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Cổ Việt.
  • Lê Hoàn cho quân mai phục, chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây kết…
  • Quân địch thua trận, bỏ chạy về nước. Hầu Nhân Bảo tử trận.

Kết quả: Quân Tống đại bại. Nền độc lập của Đại Cổ Việt được giữ vững

4. Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh- Tiền Lê.

Trả lời:

Tổ chức chính quyền thời Đinh:

- Trung ương:

  • Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương
  • Giúp vua trị nước có các cao tăng và ban văn, ban võ.
  • Tướng lĩnh thân cận giữ chức vụ chủ chốt

- Địa phương: gồm đạo (châu), giáp, xã

Tổ chức chính quyền thời Lê:

- Trung ương:

  • Vua đứng đầu chính quyền
  • Phong vương cho các con, trấn giữ nơi quan trọng
  • Thái sư, đại sư, quan văn, quan võ giúp vua

- Địa phương:

  • Lộ, phủ, châu, rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã.
  • Quân đội: cấm quân và quân địa phương

Nhận xét:

  • Bộ máy nhà nước thời Đinh còn chưa hoàn chỉnh, sơ sài.
  • Sang đến thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước được hoàn thiện, cải cách hành chính các cấp ở địa phương.

5. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô- Đinh- Tiền Lê có điểm gì nổi bật.

Trả lời:

* Xã hội:

- Gồm 2 bộ phận:

  • Thống trị: vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
  • Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

- Nông dân là lực lượng sản xuất chính, cày ruộng công làng xã.

* Văn hóa:

  • Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.
  • Nhà sư là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng.
  • Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật…

Giải Luyện tập - Vận dụng Lịch sử 7 Bài 14 trang 56

Luyện tập 1

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Giải thích về quyết định này, nhiều ý kiến cho rằng Ngô Vương muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”. Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

Luyện tập 2

Hãy hoàn thiện các thông tin ở cột sự kiện (A) tương ứng với (B) theo nội dung dưới đây:

Sự kiện (A)Ý nghĩa (B)
a?Mở đầu thời kì dựng nền độc lập
b?Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước.
c?Củng cố thống nhất đất nước

Trả lời:

Sự kiện (A)Ý nghĩa (B)
aNăm 939, Ngô Quyền xưng vươngMở đầu thời kì dựng nền độc lập
bĐinh Bộ Lĩnh dẹp “loạn 12 sứ quân”Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước.
cNăm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đếCủng cố thống nhất đất nước

Vận dụng

Hãy chọn và giới thiệu một nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Điều khiến em khâm phục, muốn học tập hoặc noi gương nhân vật đó? Hãy nêu ý kiến và giải thích.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 57
  • Lượt xem: 3.679
  • Dung lượng: 162,8 KB
Sắp xếp theo