Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu Soạn Địa 7 trang 102 sách Chân trời sáng tạo

Giải Địa lí lớp 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo trang 102, 103, 104, 105.

Qua đó, giúp các em trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư ở Châu Âu, đặc điểm di cư và đô thị hóa ở Châu Âu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chương 1: Châu Âu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Câu hỏi Mở đầu Bài 2 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Những yếu tố này đã tạo nên đặc điểm gì nổi bật về cơ cấu dân cư, tình hình di cư và đô thị hóa ở châu Âu?

Trả lời:

  • Có quy mô dân số tương đối đông. Tỉ suất tăng dân số thấp, chủ yếu là dân nhập cư.
  • Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao.

Trả lời câu hỏi nội dung Bài 2 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

1. Đặc điểm dân cư châu Âu

Câu hỏi mục 1a trang 102: Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020.

Hình 2.1

Đáp án:

Quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020 có xu hướng tăng qua các năm:

  • Năm 2020, dân số châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (chiếm 10% dân số thế giới).
  • Quy mô dân số có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 1990 – 2010 và 2010 – 2020.
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, những năm gần đây dân số tăng lên chủ yếu do nhập cư.

Câu hỏi mục 1b trang 102: Dựa vào bảng số liệu, hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu.

Hình 2.2

Đáp án:

Đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu:

  • Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Cơ cấu dân số già, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi ngày càng tăng.
  • Cơ cấu dân cư theo giới tính: Tỉ lệ nữ cao hơn nam.
  • Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn: Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

2. Di cư ở châu Âu

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết:

  • Đặc điểm di cư ở châu Âu.
  • Người nhập cư châu Âu có nguồn gốc từ đâu? Họ mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.

Đáp án:

- Đặc điểm di cư ở châu Âu:

  • Từ thế kỉ XV, với các cuộc phát kiến địa lí, người châu Âu đã di cư đến khai phá các vùng đất mới ở châu Mỹ.
  • Từ giữa thế kỉ XX – nay: người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh (năm 2019, tiếp nhận 86,7 triệu người di cư quốc tế).

- Người nhập cư châu Âu chủ yếu có nguồn gốc chủ yếu là lao động từ các khu vực châu Á và Bắc Phi.

=> Thuận lợi:

  • Giải quyết tình trạng thiếu lao động;
  • Tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.

=> Khó khăn: trong phát triển kinh tế- xã hội và an ninh trật tự

3. Đô thị hóa ở châu Âu

Quan sát hình 2.3 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

  • Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu.
  • Kể tên một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu.

Hình 2.3

Đáp án:

- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:

  • Quá trình đô thị hóa bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
  • Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
  • Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
  • Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.

- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua.

Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lí 7 bài 2 trang 105

Câu 1

Vẽ sơ đồ hệ thống hóa các đặc điểm dân cư châu Âu.

Đáp án:

Sơ đồ

Câu 2

Dựa vào hình 2.3, hãy liệt kê ít nhất 3 thành phố của châu Âu nằm ở ven biển.

Đáp án:

3 thành phố của châu Âu nằm ở ven biển: Pooc-tô, Na-pô-li, Đu-blin.

Câu 3

Em hãy sưu tầm thông tin và một số hình ảnh về sự phát triển của các đô thị ở châu Âu.

Đáp án:

Ví dụ: Thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.

Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là ở Tây Âu. Dân số của những đô thị lớn như Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan và Vơ-ni-dơ (I-ta-li),… vào khoảng 70 000 đến 250 000 người, trong đó thương nhân có vai trò đặc biệt quan trọng.

Thương nhân và thợ thủ công nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị. Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.

Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nối giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.

Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt của thường nhân thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 32
  • Lượt xem: 8.529
  • Dung lượng: 298,7 KB
Sắp xếp theo