Địa lí 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực Soạn Địa 7 trang 173 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 173, 174, 175 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực - Chương 6: Châu Nam Cực.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 22 chương 6 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 7 Bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 22 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Vị trí địa lí
Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.
- Cho biết châu Nam Cực gồm những bộ phận nào.
- Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.
Trả lời:
- Vị trí địa lí của châu Nam Cực: đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Châu Nam Cực gồm 2 bộ phận: lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
- Các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực: Nam Đại Dương, biển Bê-lin-hao-đen, biển A-mun-nin, biển Rốt, biển Oét-đen.
2. Lịch sử khám phá và nghiên cưu châu Nam Cực
Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực.
- Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
Trả lời:
- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…
- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
- Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…
- Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Giải Luyện tập - Vận dụng Địa lí 7 Bài 22
Luyện tập 1
Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.
Trả lời:
Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt:
- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.
- Nằm tách biệt với các châu lục khác, bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.
=> Châu lục được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia.
Luyện tập 2
Liệt kê các mốc thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
Trả lời:
Các thời gian chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
- Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.
- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện, nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây.
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.
Trả lời:
Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959, chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và đến năm 2020 có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. Mục đích của Hiệp ước là nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực với toàn bộ vùng lãnh thổ cùng vùng biển nằm dưới vĩ tuyến 60 o Nam dành cho các mục đích hòa bình, đặc biệt là nghiên cứu khoa học. Từ khi được ký kết đến nay, Hiệp ước đã được bổ sung bởi một số công ước và nghị định thư liên quan đến sinh thái/môi trường và cho đến nay đã tạo thành một định chế quốc tế quan trọng đề cập tới các vấn đề về tài nguyên, quân sự và môi trường. Về nội dung, Hiệp ước bao gồm 14 điều, trong đó quy định cấm các hoạt động quân sự, việc sử dụng vũ khí nguyên tử và thải chất thải hạt nhân ở Nam Cực; khuyến khích việc tự do trao đổi thông tin về các nghiên cứu khoa học ở Nam Cực, và cấm các quốc gia đưa ra các yêu sách lãnh thổ mới đối với châu lục này. Hiệp ước Nam Cực có một ý nghĩa quan trọng mang tính chất đột phá vì trên thực tế hiệp ước này đã biến Nam Cực thành một vùng lãnh thổ không có vũ khí hạt nhân.