Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông năm 2024 Mẫu kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông trong trường học

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông năm 2022 gồm 4 mẫu, là mẫu kế hoạch được lập ra nhằm tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học. 

Nội dung trong mẫu kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông 2022 cần trình bày các thông tin cơ bản như: mục đích, yêu cầu, hình thức triển khai, phân công nhiệm vụ. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm bài tuyên tuyền an toàn giao thông năm 2022. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề bài: Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”.

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông - Mẫu 1

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh

+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể trong nhà trường về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong trường học.

+ Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về ATGT trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, đặc biệt là trẻ em.

+ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông - Mẫu 1

1. Mục đích

- Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, ... khi tham gia giao thông.

- Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

- Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

- Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động...) tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

Kế hoạch tuyên truyền An toàn giao thông - Mẫu 2

UBND THÀNH PHỐ .............
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: .... /KH-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

..., ngày ... tháng ......... năm 2021

KẾ HOẠCH
Tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về triển khai công tác giáo dục ATGT trong trường học năm 2021; Kế hoạch số 248/KH- UBND ngày 24/12/2020 của UBND Thành phố về việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố năm 2021;

Thực hiện Kế hoạch Năm an toàn giao thông 2021 của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia với chủ đề: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; chủ đề năm 2021 của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố .............: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Sở GDĐT ............. xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự ATGT trong các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố năm 2021, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, giáo dục ATGT; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền sâu rộng trong gia đình, cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT và văn hóa giao thông; góp phần giảm thiểu vi phạm và tai nạn giao thông.

2. Yêu cầu

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm an ninh trật tự, ATGT phải phù hợp, sát đối tượng, đạt hiệu quả giáo dục cao; kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong trường học.

Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phải nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; tất cả các đơn vị trường học tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết về việc thực hiện quy định của pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.

Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh theo mùa khi tham gia giao thông.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC

1. Nội dung trọng tâm công tác

Thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp số 505/QCPH/SGDĐT-CATP ngày 27/02/2017 về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học giữa Sở GDĐT và Công an thành phố .............;

Tập trung tuyên truyền giáo dục Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Thành phố và của Ngành về công tác đảm bảo trật tự ATGT trong các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố. Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung về việc: Xây dựng văn hoá giao thông; bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ đủ 6 tuổi khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp điện; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường, chất lượng phương tiện đưa đón học sinh, xây dựng phương án đưa đón học sinh...

Triển khai nghiêm túc chương trình giảng dạy giáo dục ATGT do Bộ GDĐT ban hành, triển khai hiệu quả giáo dục trật tự ATGT cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố. Tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động ngoại khoá về ATGT; duy trì nếp sinh hoạt Câu lạc bộ, đội thanh niên xung kích giải quyết ùn tắc giao thông cổng trường.

Xây dựng pano, hình ảnh…để tuyên truyền tới tất cả học sinh trong các đơn vị trường học; cung cấp tài liệu hỗ trợ dạy - học về ATGT cho giáo viên, học sinh phổ thông theo kế hoạch của Ngành.

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia tích cực và hiệu quả các cuộc thi về giáo dục ATGT do Bộ GDĐT, UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành phối hợp phát động.

Các nhà trường xây dựng phương án đưa đón học sinh, phối hợp các lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng phương tiện đưa đón học sinh bảo đảm an toàn không để xảy ra ùn tắc giao thông tại cổng trường.

Các trường có học sinh đưa đón bằng xe ô tô, các đơn vị chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn; lái xe phải có ý thức tốt, có trách nhiệm cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT. Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng nguyên tắc quy trình đón, nhận trẻ từ gia đình (điểm đón trẻ) lúc đến trường và trong thời gian học tập tại trường cho đến khi bàn giao trẻ cho gia đình bảo đảm chặt chẽ, rõ trách nhiệm thông báo rộng rãi quy trình này đến cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh để cùng phối hợp thực hiện bảo đảm an toàn cho học sinh.

Kiểm tra công tác giáo dục ATGT của các đơn vị trường học; chỉ đạo các đơn vị xử lý các cá nhân vi phạm ATGT, đánh giá thi đua các đơn vị trường học về công tác giáo dục ATGT.

2. Hình thức triển khai

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, đoàn, đội, sinh hoạt chuyên đề.

Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và học sinh qua hệ thống truyền thanh thanh của trường vào đầu, cuối buổi học, buổi họp phụ huynh học sinh và những thời gian chuyển tiết; kết hợp tuyên truyền thông qua pano, khẩu hiệu, tờ gấp…

Các thông điệp truyền thông: Học sinh Thủ đô tích cực thực hiện Văn hoá giao thông; Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ; Đảm bảo an toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người; Không điều khiển xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe; Tuổi trẻ xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT; An toàn giao thông cho bạn, cho tôi và cho cả cộng đồng; Hãy mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; Bảo vệ an toàn giao thông đường sắt;Đã uống rượu,bia không lái xe...

Khuyến khích tổ chức các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, sự kiện thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và học sinh tìm hiểu Luật giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) tại các nhà trường, trong các chủ điểm của chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

- Giao phòng Chính trị, tư tưởng Sở GDĐT là đơn vị thường trực xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện các hoạt động về giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; chỉ đạo các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã tổ chức các chuyên đề cho học sinh Tiểu học đi bộ an toàn, học sinh trung học cơ sở (THCS) đi xe đạp an toàn và các trường trung học phổ thông (THPT), trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tổ chức các chuyên đề đi xe máy điện, xe đạp điện an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện;

Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ATGT trong trường học; biên tập và in ấn các tài liệu (tờ gấp, pano, tranh cổ động...) tuyên truyền giáo dục ATGT phù hợp với từng cấp học.

Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khoá, diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề đánh giá về công tác giáo dục ATGT trong trường học.

- Phòng Giáo dục phổ thông Sở GDĐT chỉ đạo giảng dạy bộ tài liệu giáo dục ATGT cho học sinh đạt hiệu quả cao, chỉ đạo các nhà trường giảng dạy chính khóa tài liệu giáo dục ATGT do Bộ GDĐT ban hành, đánh giá kết quả hoạt động gửi về phòng Chính trị, tư tưởng để tổng hợp báo cáo theo quy định.

2. Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã

Lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục trật tự ATGT năm 2021; chỉ đạo các trường Mầm non, Tiểu học, THCS triển khai kế hoạch và thực hiện hiệu quả công tác giáo dục ATGT.

Phối hợp với quận, huyện, thị đoàn đưa việc học tập Luật giao thông đường bộ, xây dựng nếp sống văn minh đô thị vào nội dung các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi Đoàn, chi Đội và hoạt động ngoại khóa;

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; tổ chức cho học sinh cùng với cha mẹ học sinh ký cam kết đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; không vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự ATGT.

Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phân định khu vực cha mẹ đứng đón con; thường xuyên nhắc nhở phụ huynh qua hệ thống phát thanh tại cổng trường khi đưa đón học sinh không được tụ tập đông người gây cản trở giao thông; hướng dẫn phụ huynh đón con, em đỗ xe ở những khu vực đã được quy định. Nhắc nhở các trường có xe đưa đón học sinh cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để đón, trả học sinh đến đúng điểm quy định.

Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của các trường học trên địa bàn.

3. Các đơn vị trường học trực thuộc trên địa bàn Thành phố

Lập kế hoạch triển khai và thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trật tự ATGT năm 2021.

Duy trì các đợt sinh hoạt Câu lạc bộ tại các cụm trường; hoạt động của đội thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc đảm bảo trật tự ATGT tại cổng trường vào đầu giờ và giờ tan học.

Phối hợp với Ban ATGT, Công an quận, huyện, thị xã tổ chức các buổi ngoại khóa hướng dẫn việc thực hiện pháp luật đảm bảo trật tự ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; tổ chức cho cha mẹ học sinh và học sinh ký cam kết không vi phạm ATGT;

Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt công tác ATGT; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cá nhân vi phạm những quy định về ATGT; kiên quyết xử lý những học sinh cố tình đến trường bằng xe máy khi chưa đủ điều kiện.

Thực hiện hiệu quả kiểm tra thường xuyên, đột xuất báo cáo kết quả thực hiện của các nhà trường về Sở GDĐT.

4. Thời gian thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo

Kế hoạch được triển khai thực hiện trong năm 2021.

Các đơn vị báo cáo kết quả công tác giáo dục ATGT định kỳ vào tuần 2 tháng 6 và cuối năm vào tuần 2 tháng 12; báo cáo công tác xử lý vi phạm khi nhận được danh sách hoặc đĩa hình do Công an cung cấp theo quy định báo cáo nhanh hàng tháng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo về Sở GDĐT qua phòng Chính trị, tư tưởng theo địa chỉ email: ........................

Nơi nhận

- Bộ GDĐT;
- UBND Thành phố;
- Ban Tuyên Giáo Thành ủy;
- Sở GTVT;
- Công an Thành phố;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Thành đoàn Hà Nội;
- Ban ATGT Thành phố;
- Ban Giám đốc Sở;
- Các phòng thuộc Sở;
- Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã;
- Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Cổng Thông tin điện tử của Ngành;
Lưu: VT, CTTT.

KT.GIÁM ĐỐC

Viết một chủ đề tự chọn về An toàn giao thông mà em đã học

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
160
  • Lượt tải: 1.446
  • Lượt xem: 77.069
  • Dung lượng: 172,1 KB
Sắp xếp theo