Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 11

Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệ lớp 11 gồm 105 tiết. Đây là mẫu phân phối các kế hoạch học tập, các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, đề thi và bài tập cho các lớp học hoặc các khối lớp học. Thông qua phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức giáo viên giảng dạy có kế hoạch đúng chuẩn kiến thức cho các em học sinh. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm phân phối chương trình Toán 11 Kết nối tri thức.

Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức

Phân phối chương trình ngắn gọn

(3 tiết × 35 tuần = 105 tiết)

STTTÊN BÀI/CHỦ ĐỀSỐ TIẾT
1Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường9
2Chủ đề 2: Khám phá bản thân12
3Đánh giá giữa kì I1
4Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân18
5Chủ đề 4: Chăm sóc gia đình9
6Đánh giá cuối kì I1
7Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng9
8Chủ đề 6: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên6
9Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường9
10Đánh giá giữa kì II1
11Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động12
12Chủ đề 9: Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với nhóm nghề lựa chọn11
13Chủ đề 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành,nghề lựa chọn6
14Đánh giá cuối kì II1

Phân phối chương trình chi tiết

Cả năm: 35 tuần x 3 tiết = 105 tiết

HỌC KÌ 1

STT

CHỦ ĐỀ/MỤC TIÊU

NỘI DUNG

1

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NHÀ TRƯỜNG

(9 tiết)

- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

- Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.

- Hợp tác với bạn bè để cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

- Đánh giá được hiểu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.

- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia trao đổi về ảnh hưởng của mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè đến sự phát triển của mỗi cá nhân.

+ Tham gia tọa đàm về chủ đề “Kết bạn qua mạng xã hội – Những lợi ích và nguy cơ”.

+ Trao đổi về ý nghĩa của việc hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường; sự cần thiết của việc đánh giá các hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.

+ Tìm hiểu về các chủ đề hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động này.

+ Chia sẻ kết quả: Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè; Làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội; Hợp tác với các bạn trong việc thiết kế và thực hiện những hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường; Đánh giá hiệu quả của hoạt động phát huy truyền thống nhà trường; Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

+ Tìm hiểu cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.

+ Rèn luyện kĩ năng làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường cũng như qua mạng xã hội.

+ Rèn luyện kĩ năng hợp tác với bạn để cùng lập và thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển nhà trường, phát huy truyền thống nhà trường theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Hợp tác với bạn để cùng xây dựng và phát triển nhà trường.

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.

+ Vận dụng các kĩ năng đã được rèn luyện vào thực tiễn.

Đánh giá cuối chủ đề

2

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN

(12 tiết)

- Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- Nhận diện được sự hứng thú, sở trường của bản thân và có kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia trao đổi về đặc điểm của giới trẻ hiện nay và những yêu cầu, thách thức mà xã hội hiện đại đã đặt ra cho những người trẻ tuổi.

+ Tìm hiểu về ảnh hưởng của hứng thú, sở trường đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của giới trẻ.

+ Chia sẻ kết quả: Phát triển sở trường của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai; Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Khám phá đặc điểm riêng của bản thân.

+ Tìm hiểu về cách thể hiện sự tự tin đối với những đặc điểm riêng của bản thân và cách điều chỉnh của bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

+ Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sở trường liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

+ Thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong thực tiễn cuộc sống.

+ Thực hiện kế hoạch điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi và kế hoạch phát triển sở trường hướng tới nghề nghiệp tương lai.

Đánh giá cuối chủ đề

4

ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 1 (1 tiết)

3

CHỦ ĐỀ 3. RÈN LUYỆN BẢN THÂN

(18 tiết)

- Tuân thủ quy định của nhóm, lớp, tập thể, cộng đồng.

- Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân; biết thu hút các bạn cùng lớp phấn đấu, hoàn thiện.

- Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia trao đổi về tuân thủ kỉ luật, quy định nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

+ Tham gia tọa đàm về tự hoàn thiện bản thân và thu hút các bạn cùng phấn đấu, hoàn thiện.

+ Tham gia trao đổi về quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

+ Thảo luận về thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

+ Chia sẻ kết quả: Vận dụng biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định chung; Thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân và thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện; Kĩ năng quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống; Thực hiện kế hoạch tài chính hợp lý.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

+ Tìm hiểu cách nỗ lực hoàn thiện bản thân.

+ Tìm hiểu và thực hành cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

+ Tìm hiểu kĩ năng quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí.

+ Tìm hiểu và luyện tập kĩ năng thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

+ Thể hiện tính kỉ luật.

+ Luyện tập kĩ năng lập kế hoạch nỗ lực tự hoàn thiện bản thân.

+ Thực hành một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

+ Thể hiện kĩ năng quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

+ Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

+ Vận dụng các biện pháp và kế hoạch đã xác định.

Đánh giá cuối chủ đề

4

CHỦ ĐỀ 4. TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

(9 tiết)

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.

- Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.

- Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.

- Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.

- Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia trao đổi về quan tâm, chăm sóc người thân và hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

+ Tham gia toạ đàm về tự giác, trách nhiệm tham gia lao động trong gia đình và tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.

+ Thảo luận về thực hiện kế hoạch chỉ tiêu phù hợp trong gia đình và tiết kiệm tài chính.

+ Chia sẻ kết quả: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình; Trách nhiệm tham gia lao động trong gia đình; Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình.

+ Tìm hiểu cách hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

+ Tìm hiểu về sự tự tin sắp xếp hợp lí công việc và có trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

+ Tìm hiểu kế hoạch chỉ tiêu phù hợp, thực hiện tiết kiệm tài chính.

+ Rèn luyện kĩ năng hoá giải mâu thuẫn và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

+ Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình; tự giác, có trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

+ Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

+ Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

+ Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình.

Đánh giá cuối chủ đề

5

ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I (1 tiết)

6

CHỦ ĐỀ 5. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

(9 tiết)

- Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh trường, lớp.

- Lập và thực hiện được kế hoạch lao động trong nhà trường.

- Thực hiện được những việc lờm cụ thể để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Trao đổi về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.

+ Tìm hiểu về các mối quan hệ xã hội và ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.

+ Tham gia diễn đàn học sinh về chủ đề hành vi văn minh nơi công cộng.

+ Tìm hiểu về văn hoá mạng xã hội.

+ Chia sẻ kết quả: Thực hiện biện pháp phát triển các mối quan hệ trong cộng đồng; Sự tham gia hoạt động phát triển cộng đồng và giải pháp quản lí thực hiện; Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hoá mạng xã hội.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu các biện pháp xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng; hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

+ Tìm hiểu các biện pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng.

+ Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

+ Thể hiện các hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng, đề xuất giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó và đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hoá mạng xã hội.

+ Tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng và đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.

Đánh giá cuối chủ đề

7

CHỦ ĐỀ 6. BẢO TỒN CẢNH QUAN

THIÊN NHIÊN

(6 tiết)

- Nhận ra ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân.

- Chủ động, tích cực thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.

- Đánh giá được thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Trao đổi về vai trò, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

+ Tham gia tìm hiểu về các di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam.

+ Trao đổi về tác động của sự phát triển kinh tế và cuộc sống hiện đại đến các cảnh quan thiên nhiên.

+ Chia sẻ kết quả: Thực hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Hoạt động quảng bá hình ảnh cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi mọi người cùng thực hiện; Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với trạng thái cảm xúc của bản thân.

+ Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.

+ Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động để quảng bá hình ảnh và kêu gọi mọi người bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Thực hiện kế hoạch hoạt động quảng bá hình ảnh và kêu gọi bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.

+ Thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và kêu gọi mọi người cùng thực hiện.

Đánh giá cuối chủ đề

8

CHỦ ĐỀ 7. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(9 tiết)

- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường và báo cáo kết quả khảo sát.

- Đưa ra được các kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát.

- Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp bảo vệ tài nguyên.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Giao lưu với chuyên gia về vấn đề phát triển bền vững và tác động của sự phát triển kinh tế đến môi trường.

+ Tham gia toạ đàm về biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Chia sẻ kết quả: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường; Kiến nghị bảo vệ môi trường; Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên đến người dân địa phương.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Nghiên cứu, khảo sát về thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.

+ Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên đến người dân địa phương.

+ Nhận xét, đánh giá thực trạng môi trường, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.

+ Phân tích, trình bày kết quả khảo sát, đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường từ số liệu đã khảo sát.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên.

+ Tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Đánh giá cuối chủ đề

9

ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II (1 tiết)

10

CHỦ ĐỀ 8. CÁC NHÓM CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

(12 tiết)

- Phân loại các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề.

- Sưu tầm được tìi liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.

- Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực người lao động.

- Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động.

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia toạ đàm về xu hướng phát triển các nghề trong thời đại 4.0.

+ Trao đổi yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực người lao động.

+ Thảo luận ý nghĩa việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động.

+ Chia sẻ kết quả: Sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động; Sự phù hợp về phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu các nhóm nghề cơ bản và đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề.

+ Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.

+ Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng và so sánh với phẩm chất, năng lực của bản thân trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

+ Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.

+ Thuyết trình về ý nghĩa của đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động.

+ Tích cực tìm hiểu và trao đổi thông tin về các nhóm nghề, yêu cầu của thị trường lao động.

Đánh giá cuối chủ đề

11

CHỦ ĐỀ 9. RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

(11 tiết)

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia toạ đàm về sự phát triển của các nhóm nghề trong xã hội hiện đại.

+ Tham gia trao đổi yêu cầu về phẩm chất, năng lực của các nhóm nghề.

+ Chia sẻ kết quả: Sự phù hợp hoặc không phù hợp của bản thân về phẩm chất, năng lực đối với nhóm nghề/nghề lựa chọn; Giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghè nghiệp.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề.

+ Xác định sự phù hợp về phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề/nghề lựa chọn.

+ Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.

+ Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.

+ Thực hiện giải pháp học tập, rèn luyện theo nhóm nghề/nghề lựa chọn.

Đánh giá cuối chủ đề

12

CHỦ ĐỀ 10. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH, NGHỀ LỰA CHỌN

(6 tiết)

- Hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp:

+ Tham gia trao đổi về thông tin cơ bản của các trường liên quan đến nhóm nghề/ nghề định lựa chọn.

+ Thảo luận cách tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

+ Chia sẻ kết quả: Chọn nghề, chọn trường sau khi tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè; Thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

- Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Tìm hiểu nội dung tham vấn về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

+ Tình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề/nghề mà bản thân định lựa chọn.

+ Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

+ Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

+ Thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

Đánh giá cuối chủ đề

13

ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II (1 tiết)

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 381
  • Lượt xem: 3.422
Sắp xếp theo