Hệ thống Thang bảng lương 2023 mới nhất

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023 mới nhất

Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.

Thang, bảng lương căn cứ vào trình độ, mức độ làm việc của người lao động, tạo sự minh bạch trong việc trả lương. Ngoài ra còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quản lý, giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí tiền lương một cách hiệu quả. Vậy sau đây là cách xây dựng hệ thống thang bảng lương năm 2023 mời các bạn cùng theo dõi nhé.

1. Hệ thống thang bảng lương Doanh nghiệp

Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 đã bỏ quy định phải đăng ký Thang bảng lương nên doanh nghiệp chỉ cần ban hành TBL trong nội bộ và lấy ý kiến của công đoàn, đại diện nhân viên, người lao động. Vì vậy, thang bảng lương năm 2023 sẽ tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Đây là nghị định mới về điều chỉnh mức lương tối thiểu, theo đó, mức lương tối thiểu tăng lên 6% sẽ là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường nhất. Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ quy định này khi xây dựng hệ thống thang bảng lương.

Khi thực hiện xây dựng thang bảng lương, các doanh nghiệp cũng không được cắt giảm các chế độ của người lao động như làm thêm giờ, làm các công việc nặng nhọc... được pháp luật quy định.

2. Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023

2.1. Lương bậc 1 (mức lương thấp nhất)

a. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Chính Phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Vùng

Lương tối thiểu 2021

Lương tối thiểu 2022

Vùng I

4,42

4,68

Vùng II

3,92

4.16

Vùng III

3,43

3.64

Vùng IV

3,07

3.25

b. Mức lương thấp nhất của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (cao hơn ít nhất 7% so với mục a).

Vùng

Mức lương (VNĐ)

I

5.007.600

II

4.451.200

III

3.894.800

IV

3.477.500

c. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Vùng

Mức lương (VNĐ)

I

4.914.000

II

4.368.000

III

3.601.500

IV

3.412.500

d. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Vùng

Mức lương (VNĐ)

I

5.007.600

II

4.451.200

III

3.894.800

IV

3.477.500

2.2. Lương bậc 2 và các bậc cao hơn.

Hiện nay theo quy định mới thì việc xác định các Bậc lương do doanh nghiệp tự lập, không như trước đây theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP yêu cầu khoản cách giữa các bậc phải ít nhất là 5%. Trong trường hợp doanh nghiệp không muốn lấy mức khác thì vẫn có thể lấy mức 5% này để phù hợp vẫn được.

Khi tính lương:

Nợ TK 642

Có TK 334

Tính các khoản phải trích theo lương:

Nợ TK 642

Nợ TK 334

Có TK 338

Khi chi trả lương:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Căn cứ Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được thực hiện như sau:

(i) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

(ii) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

(iii) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

TÊN ĐƠN VỊ :....................................................................

NGÀNH NGHỀ :................................................................

ĐỊA CHỈ :...........................................................................

ĐIỆN THOẠI :...................................................................

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

-------------

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: .............................. đồng/tháng.

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :

1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

Đơn vị tính : 1.000 đồng.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/- Giám đốc

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Phó Giám đốc

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Kế toán trưởng

- Hệ số :

- Mức lương

Ghi chú : *Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).

2/- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ

Đơn vị tính : 1.000 đồng.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…


01/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

04/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

v.v….

01: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: (đề nghị doanh nghiệp liệt kê đầy đủ các chức danh được xếp vào ngạch lương này).

02: Ngạch lương: Áp dụng cho các chức danh sau: …

Ghi chú : Một ngạch lương có thể áp dụng đối với nhiều chức danh. Tiêu chuẩn chức danh đầy đủ do doanh nghiệp quy định

3/- THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ.

CHỨC DANH

CÔNG VIỆC

SỐ

BẬC

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

v.v…

01/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

02/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

03/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

04/- Ngạch lương

- Hệ số :

- Mức lương

v.v….

Ghi chú : Một chức danh của thang lương, bảng lương của công nhân trực tiếp sản xuất có thể áp dụng đối với nhiều loại công việc. Tiêu chuẩn chức danh quy định tại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Ngày…. tháng……năm .....

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

  • 183 lượt xem
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Sắp xếp theo
👨