-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Xem người ta kìa - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 54 sách Kết nối tri thức tập 2
Văn bản Xem người ta kìa sẽ giúp học sinh nhận ra được bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Download.vn xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Xem người ta kìa!, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 6: Xem người ta kìa
1. Tri thức Ngữ Văn
1.1 Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
1.2 Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận
Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
1.3 Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu (phổ biến là ở đầu).
Trạng ngữ dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức… của sự việc được nói đến trong câu.
1.4 Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu
Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc khác nhau. Khi tạo lập văn bản người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.
2. Soạn bài Xem người ta kìa!
2.1 Trước khi đọc
Câu 1. Có bao giờ em phải cố gắng để giống với một người bạn em ngưỡng mộ?
Mỗi người đều đã từng một lần cố gắng để giống với một người bạn mình ngưỡng mộ.
Câu 2. Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình không? Vì sao
Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng. Bởi cái riêng làm nên bản sắc cá nhân của mỗi người, đó là thứ khiến con người cảm thấy tự hào về bản thân.
2.2 Trong khi đọc
Câu 1. Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?
- Cách vào bài: Dẫn lại những lời của người mẹ.
- Kể chuyện cũng là một cách nêu vấn đề cần bàn luận.
Câu 2. Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?
Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: Người mẹ muốn con phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười - thông minh, giỏi giang; được tin yêu tôn trọng; thành đạt.
Câu 3. Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?
- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ: Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau, thói quen sở thích cũng không giống nhau.
- Dẫn chứng:
- Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa…
- Tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…
Câu 4. Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?
Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, khơi gợi người đọc suy nghĩ về vấn đề.
2.3 Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?
Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con: “làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.”
Câu 2. Chỉ ra ở văn bản:
a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.
“Giờ đây mẹ tôi đã khuất… Có người mẹ nào trên đời không ước mong điều đó?”
b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết:
“Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi... Là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề:
“Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ... một phần rất đáng quý trong mỗi con người”
Câu 3. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?
Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người
Câu 4. Đọc lại đoạn văn có câu: “Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo”. Hãy cho biết người mẹ có lý ở chỗ nào.
Lí do của người mẹ:
- Trên đời, mọi người đều giống nhau nhiều điều.
- Việc noi theo những điểm tốt của người khác cũng là một điều cần thiết.
- Người mẹ mong muốn con sẽ trở thành một người hoàn hảo, mười phân vẹn mười - mong muốn con sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 5. Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.
- Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ: Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau, thói quen sở thích cũng không giống nhau.
- Dẫn chứng:
- Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa…
- Tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết…
- Qua những ví dụ đó, có thể thấy việc sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận cần phải cụ thể, chính xác.
Câu 6. Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt - em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- Đồng ý.
- Nguyên nhân: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người thể hiện cách sống thân thiện, chan hòa. Điều đó sẽ giúp mỗi người xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Còn biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt sẽ làm nên sự độc đáo cho mỗi người, không giống với bất cứ người nào khác. Điều đó sẽ làm nên giá trị của mỗi người.
Câu 7. Từ việc đọc văn bản Xem người ta kìa!, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của một bài văn nghị luận.
Những yếu tố là: luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Mỗi người cần có cái riêng của mình.
Gợi ý:
Mỗi người cần phải có cái riêng. Để từ đó, chúng ta có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Khi ấy, chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình, cũng như khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại. Chỉ có vậy, con người mới có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Hành trình để khẳng định cái riêng luôn đòi hỏi bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình. Và mỗi người hãy cảm thấy hạnh phúc và tự hào về cái riêng của mình.
Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 6: Xem người ta kìa 70,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
Hai TranThích · Phản hồi · 2 · 20/03/23
Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 61 - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Thực hành đọc: Sọ Dừa - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật - Kết nối tri thức 6
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 71 - Kết nối tri thức 6
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chủ nhiệm năm 2024
10.000+ 1 -
Tập làm văn lớp 2: Tả về mùa thu (23 mẫu)
50.000+ 1 -
Công thức tính phần trăm khối lượng
10.000+ -
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
5.000+ 1 -
Đoạn văn tả cảnh bằng tiếng Anh (8 mẫu)
10.000+ 1 -
Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS - Đáp án dưới Video Module 7 THCS
50.000+ -
Các chất tham gia phản ứng tráng gương
50.000+ -
Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS - Đáp án tập huấn Module 8
100.000+ -
Nghị luận về câu nói Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người
50.000+ -
Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Soạn Văn 6 - Tập 1
-
Bài 1: Tôi và các bạn
- Bài học đường đời đầu tiên
- Soạn Bài học đường đời đầu tiên
- Thực hành tiếng Việt (trang 20)
- Nếu cậu muốn có một người bạn
- Thực hành tiếng Việt (trang 26)
- Bắt nạt
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 28)
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
- Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em
- Củng cố, mở rộng (trang 33)
- Thực hành đọc: Những người bạn
-
Bài 2: Gõ cửa trái tim
- Soạn Chuyện cổ tích về loài người
- Thực hành tiếng Việt (trang 43)
- Soạn bài Mây và sóng
- Thực hành tiếng Việt (trang 47)
- Soạn Bức tranh của em gái tôi
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- Củng cố, mở rộng (trang 56)
- Thực hành đọc: Những cánh buồm
-
Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
- Soạn Cô bé bán diêm
- Thực hành tiếng Việt (trang 66)
- Soạn Gió lạnh đầu mùa
- Thực hành tiếng Việt (trang 74)
- Soạn Con chào mào
- Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 77)
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em
- Nói và nghe: Kể về một trải nghiệm của em
- Củng cố, mở rộng (trang 83)
- Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn
-
Bài 4: Quê hương yêu dấu
- Chùm ca dao về quê hương đất nước
- Thực hành tiếng Việt (trang 92)
- Chuyện cổ nước mình
- Cây tre Việt Nam
- Thực hành tiếng Việt (trang 99)
- Tập làm một bài thơ lục bát
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
- Củng cố, mở rộng (trang 106)
- Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong
- Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
-
Bài 1: Tôi và các bạn
-
Soạn Văn 6 - Tập 2
-
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
- Soạn bài Thánh Gióng
- Thực hành tiếng Việt (trang 9)
- Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Thực hành tiếng Việt (trang 13)
- Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4
- Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
- Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết
- Củng cố, mở rộng (trang 21)
- Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy
- Bài 7: Thế giới cổ tích
-
Bài 8: Khác biệt và gần gũi
- Soạn bài Xem người ta kìa
- Thực hành tiếng Việt (trang 56)
- Bài tập Trạng ngữ
- Soạn bài Hai loại khác biệt
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 61)
- Soạn bài Bài tập làm văn
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống
- Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống mà em quan tâm
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống
- Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 71)
- Soạn bài Tiếng cười không muốn nghe
-
Bài 9: Trái Đất - ngôi nhà chung
- Soạn bài Trái Đất - cái nôi của sự sống
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 81)
- Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào?
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 86)
- Soạn bài Trái Đất
- Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản
- Nói và nghe: Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
- Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 94)
- Soạn bài Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào
- Bài 10: Cuốn sách tôi yêu
-
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
- Không tìm thấy