Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023 - 2024 Ôn tập cuối kì 1 GDCD 9

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 9 bao gồm kiến thức lý thuyết ma trận đề thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 9.

TRƯỜNG THCS ……….

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023– 2024

MÔN: GDCD 9

I. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi cuối kì 1 GDCD 9

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1: Câu ca dao sau đây thể hiện đức tính gì?

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

A. Tự chủ
B. Chí công vô tư
C. Đoàn kết
D. Hiếu thảo

Câu 2: (0,5 điểm) Người luôn tích cực , chủ động, dám nghĩ, dám làm là người A. Năng động

B. Nhanh nhẹn
C. Chăm chỉ
D. Cần cù

Câu 3: Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Tham gia các lễ hội truyền thống
C. Đi thăm các khu di tích lịch sử
D. Hay đi xem bói.

Câu 4: Năng động, sáng tạo là:

A. Luôn có ý thức trong công việc,
B. Chăm chỉ làm việc thường xuyên đều đặn.
C. Say mê tìm tòi tạo ra cái mới rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
D. Làm việc không phù hợp với mình.

Câu 5: Hành vi nào sau đây Không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
B. Lịch sự với người nước ngoài.
C. Tổ chức quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai.
D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc

Câu 6: Người có đức tính tự chủ là người

A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.
B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.
C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê

Câu 7: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
B. Làm việc năng suất.
C. Làm việc khoa học.
D. Làm việc chất lượng.

Câu 8: Biểu hiện của việc làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là?

A. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học Địa lý, Minh thường đem bài tập môn khác ra làm.
B. Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề, Nam đã vội làm ngay
C. Vừa học vừa xem ti vi.
D. Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.

Câu 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?

A. Yêu cầu.
B. Điều kiện.
C. Tiền đề.
D. Động lực.

Câu 10: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.
B. Tích cực, tự giác.
C. Cần cù, tự giác.
D. Cần cù, chịu khó.

Câu 11: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.
B. Tích cực.
C. Tự giác.
D. Năng động.

Câu 12: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động, sáng tạo?

A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh.
B. Luôn làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó.
D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.

Câu 14: Năng động, sáng tạo trong học tập được biểu hiện khi

A. chỉ học bài khi bố mẹ nhắc nhở.
B. lười suy nghĩ khi gặp bài khó.
C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.
D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Câu 15: Biểu hiện nào đưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo?

A. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.
B. Giúp mỗi người đạt được bắt cứ điều gì mình mong muốn.
C. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh.
D. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp.

Câu 16: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.
B. Chủ động.
C. Sáng tạo.
D. Tích cực.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.
B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.
D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.

Câu 18: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Câu 19: Người có tính năng động sáng tạo

A. luôn chờ đợi may mắn đến với mình.
B. dễ dàng chấp nhận những cái đã có sẵn.
C. say mê tìm kiếm những cái mới mẻ, đem lại hữu ích cho cuộc đời.
D. nhạy bén trong việc bắt chước, học lỏm những thành tựu của người khác.

Câu 20: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo

A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.

Câu 21: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.
B. Tích cực.
C. Tự giác.
D. Năng động.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?

A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.

Câu 23: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.
B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.
C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.
D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

Câu 24: Biểu hiện của việc làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả là?

A. Làm việc riêng trong giờ.
B. Vừa xem ti vi vừa ăn cơm.
C. Vừa học vừa xem ti vi.
D. Cả A,B,C.

Câu 25: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?

A. Yêu cầu.
B. Điều kiện.
C. Tiền đề.
D. Động lực.

Câu 26: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra.
B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.
D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập.

Câu 27: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm.
B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả.
C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động.
D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận.

Câu 28: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần

A. học ít, chơi nhiều.
B. thức khuya để học bài.
C. chép bài của bạn.
D. có kế hoạch học tập hợp lí.

Câu 29: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?

A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.
C. Việc làm hiệu quả, năng suất.
D. Việc làm năng suất, khoa học.

Câu 30: Tạo ra được nhiêu sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của

A. tự chủ trong công việc.
B. hợp tác cùng phát triển.
C. năng động, sáng tạo tron công việc
D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

II. Một số câu hỏi tự luận thi học kì 1

Câu 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Gợi ý:

Là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tọc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Câu 2: Năng động, sáng tạo là gì? Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần năng động, sáng tạo?

Gợi ý:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gf bó phụ thuộc vào những cái đã có

Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần năng động, sáng tạo?

- Là phẩm chất cần thiết của người lao động

- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích

- Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân gia đình và đát nước

Câu 3: Cho tình huống sau: An thường tâm sự với bạn bè: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới nước mình còn lạc hậu lắm.Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ”.

a. Em có tán thành ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?

b. Nếu em là bạn của an, em sẽ nói gì với An ?

Câu 4: Mai là học sinh giỏi của lớp. Trong các giờ thảo luận nhóm, Mai thường im lặng và lơ đãng với ý kiến mọi người, không thảo luận cùng các bạn. Có bạn hỏi tại sao Mai làm như vậy, Mai trả lời rằng, vì các ý kiến của các bạn không hay, nên không muốn nghe và thảo luận nhóm cùng các bạn

a. Nhận xét việc làm của Mai có thể hiện sự hợp tác với bạn bè không? Vì sao?

b. Theo em, người giỏi có cần hợp tác với người khác không ? Vì sao ?

(Bài tập tình huống, HS tự nêu cách ứng xử của mình)

III. Đề thi minh họa cuối kì 1 GDCD 9

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm).

Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất và viết vào bài kiểm tra.

Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?

A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên vị.
B. Ba phải, ai nói thế nào cũng cho là đúng.
C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân.
D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Nói tự do khi thầy cô đang giảng bài.
B. Chăm chú nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
C. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt.
D. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình.
B. Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.
C. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.
D. Khoan dung với mọi người xung quanh.

Câu 4. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?

A. Quan hệ không bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. Quan hệ không thường xuyên giữa nước này với nước khác.
C. Quan hệ giữa các nước láng giềng chỉ vì lợi ích kinh tế.
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 5. Sự năng động, sáng tạo mang lại cho chúng ta lợi ích nào?

A. Giúp ta trở nên nổi tiếng.
B. Không làm việc mà vẫn có kết quả tốt.
C. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.

Câu 6. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào?

A. Không tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
C. Có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

II. Tự luận: (7,0 điểm).

Câu 7. (1,0 điểm): Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Câu 8. (2,0 điểm): Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? ( Nêu 4 việc làm cụ thể).

Câu 9. (2,0 điểm): Cho tình huống sau:

Tan học về, các bạn rủ Tiến vào quán chơi điện tử ăn tiền. Tiến không muốn chơi nhưng các bạn cứ nài ép và chê bai Tiến là “ quê ” không biết ăn chơi sành điệu và “ki bo”, khiến bạn ấy lúng túng.

a. Theo em Tiến cần làm gì để thể hiện tính tự chủ?

b. Nếu em là Tiến trong tình huống trên em sẽ làm gì?

Câu 10. (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về cảm nhận của em về một tấm gương năng động, sáng tạo trong học tập mà em biết?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Công dân 9

1. Trắc nghiệm: (3,0 điểm).

Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ABCDD DC

2. Tự luận: (7,0 điểm).

Câu

Nội dung trả lời

Thang điểm

Học sinh trả lời được các nội dung cơ bản sau:

Câu 7:

( 1,0 điểm )

- Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.

1,0 điểm.

Câu 8:

( 2,0 điểm )

* Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình:

- Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người. Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán...

- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

* Yêu cầu học sinh nêu được 4 việc có thể làm để thể hiện lòng yêu hòa bình. Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm.

- VD: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.

- Biết thừa nhận những khuyết điểm của mình.

- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

- Biết học hỏi tinh hoa, điểm mạnh của người khác

- Sống hoà đồng với mọi người. Không phân biệt đối xử, kì thị người khác

- Biết tôn trọng các nền văn hoá khác, các dân tộc khác…

0,5 điểm.

0,5 điểm.

1,0 điểm.

Câu 9:

( 2,0 điểm)

HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

a. Tiến phải nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, sự tự tin.

b. Nếu em là Tiến em sẽ.

- Khéo léo nhưng kiên quyết từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền.

- Giải thích cho bạn hiểu chơi điện tử ăn tiền không phải là biểu hiện của sống sành điệu mà là vi phạm pháp luật,

- Vi phạm đạo đức vì đây chính là biểu hiện của tệ nạn đánh bạc. Do đó không chơi điện tử ăn tiền không phải là “quê”.

- Tiến không chơi điện tử không phải là “ ki bo” mà là không muốn lãng phí tiền của bố mẹ vào những trò chơi độc hại.

- Tiến nên chủ động rủ các bạn chơi một trò chơi lành mạnh khác.

0,25 điểm.

0,25 điểm.

0,25 điểm.

0,25 điểm.

0,5 điểm.

0,5 điểm.

Câu 10:

( 2,0 điểm)

HS cần trình bày được một số ý như sau :

- Giới thiệu đôi nét về một tấm gương năng động,sáng tạo, trong học tập.

- Nêu được những việc làm năng động, sáng tạo của tấm gương đó. Và những việc làm đó đem lại kết quả gì?

- Liên hệ bản thân.

0,5 điểm.

1,0 điểm.

0,5 điểm.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.238
  • Lượt xem: 35.993
  • Dung lượng: 169,5 KB
Tìm thêm: GDCD 9
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nga Nguyễn
    Nga Nguyễn Cj ơi
    Thích Phản hồi 11/12/22
    • Nga Nguyễn
      Nga Nguyễn Hii
      Thích Phản hồi 11/12/22