Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 môn KHTN 9
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo các bài tập trọng tâm để các bạn ôn luyện.
Đề cương ôn tập KHTN 9 Chân trời sáng tạo học kì 1 gồm 8 trang tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tự luyện. Qua đó giúp học sinh lớp 9 tự ôn luyện các dạng bài một cách hợp lý, tránh cảm giác hoang mang trước khối lượng kiến thức khổng lồ. Đồng thời một đề cương ôn thi rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin hơn trong kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập Toán 9 Chân trời sáng tạo học kì 1.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……… TRƯỜNG THCS…………….. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Khoa học tự nhiên - Lớp: 9 Năm học: 2024-2025 |
I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề: Năng lượng cơ học
Động năng và thế năng
Trong cơ học, năng lượng tồn tại ở hai dạng cơ bản là động năng và thế năng.
- Động năng là dạng năng lượng mà một vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Biểu thức tính: Wđ = m.v2/2
Trong đó: + m (kg) là khối lượng của vật.
+ v (m/s) là tốc độ chuyển động của vật.
+ Wđ (J) là động năng của vật.
- Thế năng (thế năng trọng trường) là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao).
Thế năng phụ thuộc vào mốc chọn tính độ cao (thường chọn gốc thế năng tại mặt đất). Vật có trọng lượng càng lớn và ở độ cao càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.
Biểu thức tính: Wt = P.h
Trong đó: + P (N) là trọng lượng của vật,
+ h (m) là độ cao của vật so với mặt đất,
+ Wt (J) là thế năng của vật.
- Cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. W = Wđ + Wt. Đơn vị đo cơ năng là jun (J). --
- Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
*Chủ đề: Ánh sáng
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.
- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) là một hằng số.
3. Chiết suất của môi trường
Biểu thức: n21 = n2/n1 = v1/v2 = sini/sinr
+ n21: Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1
+ n1 là chiết suất của môi trường 1
+ n2 là chiết suất của môi trường 2
4. Tán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính
- Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính, ta thu được trên màn chắn một dải màu như cầu vồng, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
- Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng đi qua lăng kính bị phân tách thành nhiều màu khác nhau.
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau.
- Các chùm sáng có màu khác nhau khi ra khỏi lăng kính gọi là các ánh sáng màu. Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc.
5. Màu sắc của vật
Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vật có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.
6. Hiện tượng phản xạ toàn phần: hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phẳng phân cách giữa bản bán trụ và không khí.
Góc tới hạn (ith) là góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ.
Chủ đề: Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
2. Nguồn nhiên liệu
v Thành phần của dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên
Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên là nhiên liệu hoá thạch dưới bề mặt Trái Đất.
+ Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của các hydrocarbon và các hợp chất khác.
+ Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có thành phần chính là methane.
*Phương pháp khai thác và chế biến
- Các giai đoạn khai thác dầu mỏ và khí mỏ dầu: khoan, thu dầu và khí; loại bỏ tạp chất; xử lí tại nhà máy để chưng cất và thu các sản phẩm khác nhau.
- Các giai đoạn khai thác khí thiên nhiên: khoan xuống mỏ khí và khí sẽ tự phun lên. Sau đó được vận chuyển đến nhà máy để xử lí.
vKhái niệm và phân loại nhiên liệu
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Dựa trên trạng thái, nhiên liệu được phân thành: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng, nhiên liệu khí.
- Sử dụng nhiên liệu: gas, xăng, dầu hoả và than là những nguồn nhiên liệu quan trọng của đời sống và sản xuất. Khi sử dụng nhiên liệu, phải áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất đốt cháy nhiên liệu, đảm bảo an toàn và tránh gây ô nhiễm môi trường..
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 9 CTST