Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 (Có đáp án)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 hệ thống các dạng câu hỏi tự luận có đáp án kèm theo.

Đề cương ôn tập Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo học kì 1 gồm 5 trang có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn thuận tiện đối chiếu với kết quả mình đã làm. Tài liệu được biên soạn rất chi tiết bám sát chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng qua tài liệu này các em có thêm nhiều tài liệu ôn luyện, làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, đề thi học kì 1 môn Toán 9 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

A. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

*PHÂN MÔN LỊCH SỬ

- Hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

- Phong trào cách mạng 1930-1939: Những nét chính của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1930.

- Cách mạng tháng Tám: Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Chiến tranh lạnh: Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai; Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

*PHÂN MÔN ĐỊA LÝ

· CHỦ ĐỀ CÁC VÙNG KINH TẾ

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Vùng Tây Nguyên

  • Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
  • Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
  • Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng
  • Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng

B. CÂU HỎI THAM KHẢO

Câu 1: Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc

Sự phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc

- Địa hình: Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và có vùng đồi chuyển tiếp, Tây Bắc có địa hình cao nhất nước ta với đỉnh Phan-xi-păng cao 3 147 m; địa hình chia cắt và hiểm trở, xen kẽ là các cao nguyên đá vôi, cánh đồng và thung lũng.

- Khí hậu: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đông Bắc có 2 đại cao là đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi; Tây Bắc có đủ 3 đại cao là đại nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

- Sông ngòi: Đông Bắc và Tây Bắc đều có các hệ thống sông lớn ở nước ta. Sông ngòi ở Tây Bắc có tiềm năng về thuỷ điện lớn nhất cả nước.

- Sinh vật: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có rừng khá phát triển. Trong đó Đông Bắc có tỉ lệ che phủ rừng cao hơn so với Tây Bắc; Tây Bắc có đủ 3 đai sinh vật là rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới và rừng ôn đới trên núi cao.

- Khoáng sản: Đông Bắc tập trung một số loại khoáng sản như than, sắt, chì, kẽm, bô-xít, a-pa-tit,.. Ở Tây Bắc ít khoáng sản hơn, chủ yếu là chì, kẽm, đồng, đất hiếm, nước khoáng...

Câu 2: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp và công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nông nghiệp

+ Trồng trọt: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta, cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng, trong đó có cây trồng cận nhiệt đới, ôn đới, cây dược liệu.

  • Chè: Vùng có diện tích chè lớn nhất cả nước, chiếm 78,2% sản lượng chè cả nước. Chè được trồng ở nhiều tỉnh trong vùng, trong đó chè ở Mộc Châu (Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên) nổi tiếng cả nước.
  • Cà phê: được trồng ở một số tỉnh như Sơn La, Điện Biên,...
  • Cây dược liệu: Vùng có điều kiện để phát triển cây dược liệu như hồi, quế, tam thất,... phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
  • Cây ăn quả: phát triển theo hướng tập trung như xoài, nhãn (Sơn La), vải thiều (Bắc Giang).
  • Ngoài ra, rau vụ đông cũng được phát triển mạnh ở nhiều tỉnh trong vùng.

+ Chăn nuôi: vùng có số lượng đàn trâu nhiều nhất cả nước.

*Công nghiệp

- Tăng trưởng nhanh chóng do thu hút đầu tư, đối mới về khoa học công nghệ trong khâu sản xuất, tạo động lực cho phát triển công nghiệp.

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng và phù hợp với thế mạnh đặc trưng của vùng.

+ Công nghiệp sản xuất điện:

  • Thủy điện: Vùng có nhiều thế mạnh để phát triển thuỷ điện trên sông Đà, sông Chảy,.. Các nhà máy thuỷ điện như Sơn La (2400 MW), Hoà Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW) ... không chỉ cung cấp điện năng hoà vào mạng lưới điện quốc gia mà còn góp phần phát kiến kinh tế – xã hội của vùng và cả nước.
  • Nhiệt điện: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than như Sơn Động (220 MW) ở Bắc Giang, Na Dương (110 MW) ở Lạng Sơn, Cao Ngạn (100 MW) ở Thái Nguyên...
  • Năng lượng tái tạo: với tiềm năng về nguồn năng lượng mới, việc sản xuất điện từ nguồn năng lượng mới như điện mặt trời cũng được vùng chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.

+ Công nghiệp khai khoáng. Vùng có nhiều khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

+ Ngoài ra, nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất, chế biến thực phẩm; vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến làm sản;... cũng đang được đầu tư phát triển trong vùng.

Câu 3: Phân tích đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đặc điểm dân cư

- Là vùng đông dân nhất cả nước với 23,2 triệu người (chiếm 23,6% số dân cả nước năm 2021) và vẫn tiếp tục tăng do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao (khoảng 1,07%) và sức hút người nhập cư.

- Vùng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng trong cả nước (1.091 người/km2 năm 2021, gấp 3,7 lần mức trung bình cả nước).

- Tỉ lệ dân nông thôn chiếm khoảng 62,4% số dân toàn vùng (năm 2021).

- Dân cư tập trung đông hơn ở trung tâm đồng bằng là nơi có lịch sử phát triển từ lâu đời và gắn liền với tập quán canh tác lúa nước. Các thành phố đông dân của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.

- Người Kinh chiếm hơn 89% số dân của vùng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng; các dân tộc Mường, Tày, Dao, … sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi. Mỗi dân tộc có những kinh nghiệm sản xuất riêng gắn liền với nét đặc trưng về văn hoá, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế và văn hoá của vùng.

.............

Tải file tài liệu để xem đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử - Địa lí 9

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Hoa Moc Chu
    Hoa Moc Chu

    Không có đáp án 40 câu trắc nghiệm đầu ạ?

    Thích Phản hồi 18/12/22
    • Trịnh Thị Thanh
      Trịnh Thị Thanh

      Đề cương này hiện chưa có đáp án b ạ

      Thích Phản hồi 19/12/22
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm