Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022 - 2023 Ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 12

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 12 năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối kì 2 Lịch sử 12 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Lịch sử 12 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Lịch sử 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 12.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 12 năm 2022 - 2023

BÀI 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM ( 1954-1965)

Câu 1: Đặc điểm về chính trị nổi bật của Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm1954 là

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc.
B. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
C. Miền Nam chịu sự chiếm đóng của Mĩ – Diệm.
D. Miền Nam thực dân Anh dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược.

Câu 2: Sau năm 1954, Mĩ chống phá Hiệp định Giơnevơ năm 1954 bằng việc

A. không chịu ký và không thừa nhận Hiệp định Giơnevơ.
B. xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
C. bắt tay với các nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa.
D. kí với Bảo Đại các Hiệp ước Hợp tác kinh tế, văn hóa.

Câu 3: Từ năm 1954 đến năm 1965, nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc nước ta là

A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. cải cách ruộng đất.
C. hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. làm hậu phương cho miền Nam.

Câu 4: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng miền Bắc đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp chống Mĩ, chính quyền Sài Gòn và thống nhất đất nước?

A. Hậu phương.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Quyết định nhất.
D. Hỗ trợ cho miền Nam.

Câu 5: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) của xác định cách mạng miền Nam đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp chống Mĩ,chính quyền Sài Gòn và thống nhất đất nước?

A. Hậu phương.
B. Quyết định trực tiếp.
C. Quyết định nhất.
D. Hỗ trợ cho miền Nam.

Câu 7: Từ sau năm 1954-1975, âm mưu của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Xây dựng chính quyền tay sai thân Mĩ.
B. Thực hiện Chiến lược toàn cầu.
C. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Chia cắt Việt Nam thành hai miền.

Câu 8: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân miền Nam Việt Nam từ 1954-1975 là

A. tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. tiếp tục cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. thực hiện Hiệp định Giơnevơ.
D. thực hiện cải cách kinh tế phát triển văn hóa xã hội.

Câu 9: Hình thức đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954, chủ yếu là gì?

A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh chính trị, hòa bình,
C. Khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Dùng bạo lực cách mạng.

Câu 14: Các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận” được Mĩ áp dụng trong Chiến lược chiến tranh nào ở Việt Nam?

A. “Chiến tranh đặc biệt”.
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 15: Trong những năm 1957 -1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn bởi

A. bộ đội chủ lực tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơnevơ.
B. Mỹ - Diệm vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơnevơ, chống phá nhiều nơi.
C. ta không lường hết âm mưu của kẻ thù, quá chú trọng đấu tranh hòa bình.
D. Ngô Đình Diệm ban hành chính sách đàn áp khủng bố những người yêu nước.

Câu 16: Hội nghị nào đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 tháng 11/1939.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 tháng 1/1959.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 tháng 7/1973.

Câu 17: Nghị quyết Trung ương 15 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với

A. đấu tranh ngoại giao.
B. đấu tranh hòa bình.
C. tổng khởi nghĩa.
D. đấu tranh vũ trang.

Câu 18: Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Vạn Tường (1965).
B. “Đồng Khởi” (1959-1960).
C. Tây Nguyên (3-1975).
D. Mậu Thân (1968).

Câu 19: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là gì?

A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. Đưa nhân dân ta lên làm chủ ở nhiều thôn xã.
D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 20: Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam năm 1961 Đảng đã chủ trương thành lập

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 22: Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) chủ trương tiến hành đồng thời

A. cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.
B. cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam và cách mạng ruộng đất ở miền Bắc.
C. cách mạng DTDCND ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam.
D. cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.

Câu 23: Đại hội lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định và đánh giá là

A. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyên lớn ở miền Nam”.
D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.

Câu 24: Đối với cách mạng miền Nam, Hội nghi lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) chủ trương

A. sử dụng bạo lực cách mạng.
B. đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử.
C. đẩy mạnh chiến tranh du kích.
D. kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Câu 25: Lực lượng tham chiến chủ yếu trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở Việt Nam là

A. quân đội tay sai Sài Gòn.
B. quần đội Mĩ và quân chư hầu.
C. quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ và quân chư hầu.
D. biệt đội Sài Gòn.

Câu 26: Bình định miền Nam trong 18 tháng là mục tiêu của kế hoạch

A. Xtalây – Taylo
B. Giôn xơn – Mác Namara.
C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. tiến công vào “đất thánh Việt cộng”.

Câu 27: Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn xem như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm.
B. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
C. tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại.

Câu 28: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
C. dùng người Việt đánh người Đông Dương.
D. dùng người Đông Dương đánh người Việt.

Câu 29: Mĩ – Diệm xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược” nhằm mục đích gì ?

A. Làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
B.Tách dân khỏi cách mạng, nhằm cô lập lực lượng cách mạng.
C. Hỗ trợ chương trình “bình định” miền Nam của Mĩ – Diệm.
D. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân.

Câu 30: Chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và tay sai, quân dân miền Nam nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược là

A. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Quảng Trị, Sài Gòn, Đông Nam Bộ.
C. rừng núi, nông thôn và đồng bằng.
D. rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.

Câu 31: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của nhân dân miền Nam trong phong trào

A. Đồng Khởi.
B. phá “ấp chiến lược”.
C. chống “bình định, lấn chiếm”.
D. chống chiến dịch “ vết dầu loang, tràn ngập lãnh thổ”.

Câu 32: Chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và tay sai (1961-1965), quân dân miền Nam nổi dậy tiến công địch bằng cả ba mũi là

A. chính trị, quân sự, binh vận.
B. chính trị, kinh tế, văn hóa.
C. chính trị, quân sự, kinh tế
D. chính trị, kinh tế, binh vận.

Câu 33: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ra đời sau thất bại ở

A. Đồng Khởi (1959-1960).
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. Vạn Tường.
D. Xuân Mậu thân 1968.

Câu 34: Chiến thắng quân sự nào mở đầu khẳng định quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?

A. Ấp Bắc (2/1/1963).
B. Bình Giã (2/12/1964).
C. Đồng Xoài (6/1965).
D. Vạn Tường (8/1965).

Câu 35: Chiến thắng quân sự nào khẳng định quân dân miền Nam trong đông xuân 1964-1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc (2/1/1963).
B. Bình Giã (2/12/1964).
C. Đồng Xoài (6/1965).
D. Vạn Tường (8/1965).

Câu 36: Lực lượng nòng cốt mà Mĩ sử dụng để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí trang thiết bị của Mĩ.
B. quân viễn chinh Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí trang thiết bị của Mĩ.
C. quân đội các nước đồng minh Mĩ, dựa vào vũ khí trang thiết bị của Mĩ.
D. liên quân Mĩ và đồng minh, dựa vào vũ khí trang thiết bị của Mĩ.

Câu 37: Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng Khởi (1959-1960) vì

A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường bạo lực.
C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
D. mọi xung đột chỉ có thể giải quyết bằng vũ lực.

Câu 38: Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang

A. giữ vững và phát triển thế tiến công.
B. gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
C. chuyển sang đấu tranh chính trị.
D. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.

Câu 40: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C. Mở những cuộc hành quân “Tìm diệt”.
D. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược.

Câu 41. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương nào sau đây?

A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở hai miền Bắc-Nam.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền Bắc-Nam.
C. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Bắc-Nam.
D. Tiến hành chiến tranh nhân dân trên cả hai miền Bắc-Nam.

Câu 42: Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), đã đánh dấu bước ngoặt

A. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
B. Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
C. Pháp thực thi Hiệp định Giơnevơ.
D. Hải Phòng hoàn toàn giải phóng.

Câu 43: Khi rút khỏi miền Nam (5/1956), Pháp chưa thực hiện điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ?

A. Ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.
C. Thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. Cam kết không can thiệp vào nội bộ của ba nước Đông Dương.

Câu 44: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà Mĩ gây ra ở Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ là

A. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau.
B. cuộc nội chiến giữa lực lượng cách mạng với các phe đối lập.
C. cả nước trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
D. miền Nam Việt Nam trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 45: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ là

A. hai miền Nam, Bắc có sự khác biệt cơ bản về kinh tế, xã hội.
B. Mĩ và tay sai không chịu thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc ở Việt Nam
D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử.

Câu 46: Tính chất độc đáo chưa từng có trong tiền lệ cách mạng Việt Nam thuộc giai đoạn 1954- 1975 là

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền.
B. tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
C. tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
D. chỉ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Câu 47: Từ năm 1957 đến năm 1959, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh chính trị, hoà bình sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng là do

A. Mĩ - Diệm tiếp tục cuộc “trưng cầu dân ý”, “bầu cử Quốc hội”.
B. kẻ thù khủng bố dã man những người yêu nước, không thể đấu tranh hoà bình nữa.
C. qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn vầ phát triển.
D. thời kì ổn định của Mĩ - Diệm đã kết thúc, nhân dân sẵn sàng nổi lên.

Câu 48: Ba xã điểm ở huyện Mỏ Cày mở đầu cho cuộc “Đồng khởi” tại Bến Tre là

A. Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh.
B. Thành An, Thạch Ngãi, Thanh Tân.
C. Hoà Lộc, Phú Mĩ, Tân Bình.
D. Phước Mĩ Trung, Thạch Ngãi, Khánh Thạnh Tân.

..........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Sử 12

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.674
  • Lượt xem: 13.774
  • Dung lượng: 603,7 KB
Tìm thêm: Lịch sử 12
Sắp xếp theo